Những tính cách của trẻ bố mẹ cần sửa nếu không sẽ rất nguy hiểm
Để con có được thói quen tốt, bố mẹ cần uốn nắn con từ khi con nhỏ. Khi con bắt đầu xuất hiện những thói quen xấu bố mẹ cần thường xuyên nhắc nhở để khắc phục những thói quen xấu của con.
- Cách nuôi trẻ suy dinh dưỡng đơn giản cho các mẹ
- Cách nuôi trẻ kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh
- Các bậc cha mẹ hãy buông điện thoại và quan tâm đến con hơn
Trẻ thiếu chủ kiến
Mỗi dịp cuối tuần, bạn dẫn bé đi chơi và hỏi xem con muốn đi đâu và bé đáp lại: “Đâu cũng được ạ!” Hay khi mẹ hỏi con muốn ăn gì vào bữa tối bé trả lời: “Con không biết ạ”… Có thể nói dù bạn hỏi bất cứ chuyện gì, bé cũng không có chính kiến riêng.
Điều này bạn cũng cần xem xét bới tuy tâm lý của bé không có vấn đề gì, tuy nhiên khi con luôn được bố mẹ lo mọi việc, chu toàn chỉnh chu rồi nhiều khi bố mẹ cứ thế làm không hỏi ý kiến con và đến khi có những lúc bố mẹ hỏi ý kiến của con thì vẫn hướng con làm theo ý mình. Dần dà bé hình thành suy nghĩ, bố mẹ làm gì thì cứ làm, dù bé có nói bố mẹ cũng không nghe.
Bạn hãy nhớ rằng, trẻ từ 3 – 6 tuổi đã hoàn toàn có thể tư duy độc lấp và hình thành tính cách trẻ. Nếu trong khoảng thời gian này, cha mẹ cứ sắp xếp mọi thứ không nghe ý kiến con, dần dần trẻ sẽ trở nên kém độc lập hay tự ty về những việc mình làm.
Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ bạn hãy tạo cho trẻ khả năng độc lập, hãy để bé tự quyết định một số việc nhỏ nhặt cho riêng mình và hãy nhớ luôn động viên và dành lời khen cho trẻ để trẻ tự tin hơn.
Trẻ trốn tránh trách nhiệm
Bé sợ hãi vì làm hư đồ của bố mẹ vì vậy dù bó mẹ có truy hỏi đến mức nào bé cũng không nhận lỗi mà đổ lỗi cho người khác. Điều này là do mỗi khi bé làm sai đều bị bố mẹ quát mắng rất nghiêm khắc, nói với con những câu như: “Không được phép, không bao giờ….” Cứ như vậy bố mẹ làm bé hình thành trong đầu sự sợ sệt mỗi khi xảy ra điều gì đó và khi bé làm sai chọn cách đổi lỗi cho một người khác mà không chịu thừa nhận trách nhiệm.
Điều này là một sai lầm của bố mẹ, chúng ta không nên đứng trên lập trường của mình để đánh giá, phê bình con bởi như vậy sẽ khiến trẻ không có trách nhiệm. Vì vậy khi trẻ sai lầm, bố mẹ nên kích lệ trẻ tự giác nhận lỗi và hãy cho trẻ cơ hội sửa lỗi. Bạn có thể sử dụng những từ như: “Bố mẹ nghĩ, bố mẹ sẽ cùng con…”
Trẻ dễ nản chí, dễ từ bỏ
Khi mẹ đăng ký cho bé học vẽ hay học bơi… nhưng chưa đến một tuần bé đã từ bỏ vì mệt mỏi. Và sau đó mẹ lại chọn cho bé một lớp ngoại khóa khác, được vài hôm bé lại chán… Đến cả đọc sách bé cũng chỉ chăm chú được vài phút mà không chuyên tâm.
Những điều này bé cũng ảnh hưởng rất lớn của bó mẹ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, tính chuyên tâm của trẻ là do bẩm sinh. Vì vậy khi còn nhỏ, bé đang chăm chú, hiếu kỳ làm điều gì đó, thì bố mẹ không nên làm trẻ mất tập trung. Và thường xuyên hướng dẫn bé làm một việc gì đó rồi mới làm sang việc khác.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn