Những yếu tố nhìn là biết bạn có hợp với nghề Y hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nghề Y luôn là công việc thú vị và mở ra vô vàn những cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên với đặc thù công việc vất vả, gian nan nên không phải ai cũng hợp và có số làm nghề Y.

Công việc nghề Y không giống với những nghề khác

Bạn yêu thích công việc của người làm nghề Y

Công việc làm nghề Y thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân, thuốc, mùi sát trùng, máu, dao, kéo, cây kim sợi chỉ… nếu bạn nhìn thấy những thứ này mà đã sợ xanh mắt mèo thì chắc chắn bạn không phải sinh ra để dành cho ngành Y.

Ngành Y đòi hỏi những người có tấm lòng vị tha, bao dung, nhân từ và quan trọng hơn là yêu nghề yêu người, nếu bạn yêu thích công việc Ngành Y, yêu thích quý mến người già, em nhỏ… thì chắc chắn bạn đã có một phần phù hợp với nghề. Dấu hiệu dễ nhận thấy là khi bạn thường xuyên theo dõi những tin tức y tế mới, blog tâm sự nghề Y, những chia sẻ xung quanh nghề và khi xem bạn thấu hiểu nhưng vẫn có khát khao theo đuổi thì bạn hoàn toàn có đủ tố chất cũng như bản lĩnh để đến với nghề.

Học hỏi không ngừng nghỉ

Để được bước chân vào các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược đã là một cố gắng không ngừng nghỉ. Không giống những sinh viên trường khác, sinh viên trường Y ngay từ những năm đầu tiên đã phải đối mặt với khối lượng kiến thức nặng nề, tiếp xúc với những môn chuyên ngành sớm hơn, đa phần những giáo trình là nước ngoài, thời gian học kéo dài tới 6- 7 năm, đến những năm cuối thì thường xuyên phải vừa học vừa trực tại bệnh viện rất vất cả.

Những nhiêu đó chưa đủ, để hành nghề bạn cần phải trải qua những kỳ thì mang tính cạnh tranh rất lớn hay bắt đầu với vai trò là những bác sĩ thực tập không lương, nếu đến được với nghề cũng cần phải thường xuyên đi học nâng cao kỹ năng, học cách chữa học thêm những kiến thức đổi mới về nghề. Vô hình chung để làm được công việc ngành Y bạn bắt buộc phải trải qua những chuỗi ngày miệt mài, cần cù bên sạch vở.

Những người làm nghề Y luôn cần một tinh thần sắt đá

Có tinh thần sắt đá

Nếu bạn có thể đứng vững được khi nghe sự chỉ trích từ xã hội về cái nghề mình đang làm, bạn có thể toàn tâm toàn ý về nghề khi tạm gác tình cảm cá nhân sang một bên, bạn có đủ ý chí kiên cường để đối mặt với những áp lực từ nghề, nếu bạn đủ bản lĩnh để hứng chịu tất cả thì hãy mạnh dạn theo đuổi nghề Y. Còn nếu không thì hãy từ bỏ, vì nghề Y không có chỗ cho những người yếu lòng, bạn có thể nhìn vào thực trạng những người đang công tác trong ngành y tế Việt Nam để thấy, họ luôn hết lòng vì người bệnh, luôn đặt công việc mình làm lên trên tất cả nhưng họ vẫn bị xã hội xướng tên khi không may xảy ra 1 sai sót nhỏ trong quá trình làm nghề, họ gạt đi những cống hiến của bạn bao năm và chỉ nhìn vào cái nỗi lầm ấy để đánh giá và rũ bỏ bạn. Những lúc này nếu bạn thật sự không có một ý chí kiên cường, một tinh thần sắt đá thì chắc chắn chắn bạn sẽ tự đào thải mình ra khỏi nghề.

Nghề Y là thế, luôn có những tiêu chuẩn và đánh giá riêng để xem bản thân bạn có thật sự hợp với nghề và yêu nghề. Bạn cần hiểu và nhận rõ một điều làm nghề nào cũng luôn có những khó khăn và vất vả nhưng không có nghề nào lắm thị phi và bất hạnh từ nghiệp mang đến như nghề Y. Dẫu biết khó khăn, vất cả những vẫn rất nhiều người theo học các trường Y Dược, bởi đơn giản khi họ đã yêu nghề thì những khó khăn ấy đối với họ nào có xá gì, vì thế họ luôn được gọi với cái tên thân thương và trìu mến “anh hùng áo trắng”.

Nguồn: Văn bằng 2 cao đẳng Dược

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới