Phân biệt ngộ độc và dị ứng thuốc tây
Rất nhiều người bệnh khi gặp phải trường hợp này thường tỏ ra lúng túng và không biết mình cần làm gì để giảm thiểu hậu quả từ những trường hợp trên.
- Một số loại nước không được dùng khi uống thuốc
- Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ
- Nghiền thuốc tây để uống mối nguy hiểm tiềm ẩn
Rất nhiều người bệnh bị nhầm lẫn giữa ngộ độc và dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là gì? Và cách điều trị khi bị dị ứng thuốc
Trong thế giới y học dị ứng thuốc còn gọi là phản ứng thuốc, đây là một trong các triệu chứng xảy ra trong quá trình dùng thuốc trị bệnh.
Thông thường, khi bị bị ứng thuốc người bệnh sẽ bị nổi mề đay, ngứa, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, khó thở, nổi ban toàn thân, rối loạn ý thức… đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi người bệnh bị dị ứng thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng thuốc nặng xảy ra trên toàn cơ thể, có thể đe dọa tính mạng như tim mạch, sốc phản vệ gây trụy tim mạch. Nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong là rất cao.
Theo các chuyên gia dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, vì còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như liều lượng thuốc mà người bệnh sử dụng. Hiện trên thị trường thuốc Việt Nam những loại thuốc hay gây ra dị ứng gồm penicillin và những kháng sinh họ hàng của nó, các thuốc sulfonamide, thuốc chống co giật, các chế phẩm insulin có nguồn gốc từ súc vật, thuốc gây tê vùng (novocaine)… hoặc aspirin có thể làm bùng phát các cơn hen suyễn.
Đa phần khi bị dị ứng thuốc người bệnh sẽ được điều trị cho uống hoặc tiêm các loại thuốc kháng histamine, corticosteroid xoa trên da, dùng các thuốc giãn phế quản khi có khó thở, tiêm adrenaline khi có sốc phản vệ. Sau một thời gian người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường và mất các triệu chứng trên.
Khi bị dị ứng và ngộ độc thuốc người bệnh thường có biểu hiện nôn, nổi ban…
Ngộ độc thuốc
Ngộ độc thuốc thường được xảy ra do dùng thuốc quá liều hay thuốc có tác dụng phụ quá mạnh. Ngộ độc thuốc có thể xảy ra với cả thuốc tây và thuốc đông y. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thuốc đông y được xếp đứng hàng thứ 5 trong các loại ngộ độc về thuốc và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng rất mạnh.
Tùy theo từng loại thuốc mà gây ra những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp là rối loạn hệ thống tiêu hóa nôn, đi ngoài…, sau 3-4 ngày các tổn thương ở bộ phận tiêu hóa nặng lên, gây xuất huyết dạ dày, thủng ruột, suy gan, suy thận, hư hỏng thần kinh co giật, liệt cơ, suy hô hấp, tiểu ra máu. Ngộ độc thuốc nguy hiểm hơn dị ứng thuốc rất nhiều, đa phần khi phát hiện người bệnh đã chuyển sang dạng nặng lúc này điều trị rất tốn kém nhưng còn cứu sống được, nếu suy gan nặng sẽ rất khó khăn và nguy hiểm lớn đến tính mạng.
Các thầy thuốc tư vấn thường khuyến cáo người bệnh khi bị ngộ độc thuốc hay di ứng thuốc tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế, thăm khám và điều trị dựa trên sự can thiệp của các trang thiết bị hiện đại mới có thể giảm nhẹ tình trạng bệnh.