Pháp luật còn bỏ ngỏ chuyện bảo vệ danh dự Bác sĩ
Hầu hết các bác sĩ khi bước chân vào ngành Y thường trang bị cho mình đủ để xã hội kính trọng. Đôi khi chính vì vỏ bọc này khiến người thầy thuốc lo sợ kiện cáo, phiền phức.
- Muốn thành công, muốn làm giàu đừng chọn ngành Y
- Hành nghề Bác sĩ có quá nhiều rủi ro
- Hãy để chúng tôi những người bác sĩ được sống trọn vẹn với nghề
Chữ “tín” trong ngành Y được đẩy lên quá mức
Người Việt Nam thường có tâm lý chung đó chính là sợ bị mất thể diện, danh dự với gia đình, làng xóm xung quanh khi bị kiện ra tòa. Bởi vậy từ xưa tới nay mọi người vẫn lấy hòa giải làm trung tâm để tránh kiện cáo.
Pháp luật còn bỏ ngỏ chuyện bảo vệ danh dự Bác sĩ
Còn trong ngành Y chữ “tín” được đẩy lên cao quá mức bình thường để rồi mỗi khi có sự cố y khoa xảy ra, bệnh viện sẽ có hội đồng hòa giải với người nhà bệnh nhân. Nếu người nhà hiểu chuyện chấp nhận hòa giải sẽ giúp mọi việc êm xuôi, còn họ trở nên quá khích không chấp nhận và quyết kiện cáo thì bệnh viện đưa ra phương án “đền bù” để tránh ảnh hưởng đến uy tín danh dự của bác sĩ cũng như bệnh viện.
Bác sĩ Hiền Lương công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tình trạng trên thể hiện sự thất bại của pháp luật trong việc bảo vệ bác sĩ. Hiện tại chưa có một điều khoản nào của bảo vệ danh dự, quyền lợi của bác sĩ. Trong khi danh dự của bác sĩ không hề thua kem một chính trị gia bởi đó là sinh mạng nghề nghiệp của họ. Ngành Y vốn mang tính chất đặc thù nếu không co niềm tin ở bác sĩ bệnh nhân sẽ không tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh hoặc họ tìm bác sĩ khác hoặc họ ra nước ngoài chữa bệnh. Thậm chí rỉ tai nhau nói xấu hình ảnh bác sĩ đó.
Thường những người rất giàu ở nước ta chỉ tin tưởng vào bác sĩ ngoại, người giàu chỉ tin vào các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Những người trung lưu tin vào các bệnh viện lớn có uy tín, người bình dân trông mong vào bệnh viện tỉnh, thành phố, người nghèo chỉ biết trông chờ vào bác sĩ tuyến huyện, cơ sở dù họ tin tưởng ở tuyến trên nhưng ngoài khả năng của mình. Điều này không có nghĩa tất cả bác sĩ Việt đều kém, đều dở trong khi có các đoàn du học sinh đến học hỏi kinh nghiệm lâm sàng của ta. Vấn đề chính là chữ tín của người dân đối với bác sĩ bị suy giảm quá nhiều nhưng không có biện pháp cải thiện. Bên cạnh đó công tác truyền thông đưa tin cũng khiến cho hình ảnh bác sĩ bị méo mó.
Tư duy “ám thị” của người Việt
Tư duy “ám thị” chạy theo số đông, chỉ cần một hành động xấu sẽ suy diễn ra cả ngành Y đều xấu. Cũng vì tư duy đó mà mọi người thường đổ lỗi cho bác sĩ trực tiếp gây ra rủi ro xấu cho người bệnh. Càng ra sức thanh minh họ càng ngông cuồng lấn tới, mấy ai có đủ tri thức để hiểu rằng bác sĩ không phải “thần thánh” hay “chúa trời” có thể đảo ngược quá trình sinh – tử vốn đã có từ trước đó.
Bác sĩ Thanh Hà công tác tại bệnh viện Trường Giang đang giảng dạy lớp chuyển đối Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Ta có thể bắt gặp những hành động đánh, đạp, tát vào mặt bác sĩ của người nhà bệnh nhân với những lời lẽ chửi rủa thậm tệ vì họ cho rằng: “nó chỉ biết lấy tiền thiên hạ mà không cứu được người nhà mình”. Họ không hiểu một điều rằng bác sĩ có tận tâm tận lực hết sức nhưng y học cũng có giới hạn của nó. Đối với người bác sĩ không cứu chữa cho bệnh nhân tai qua nạn khỏi giống như nỗi ám ảnh nghề nghiệp cả đời họ không thể quên.
Vì đâu bác sĩ sợ kiện cáo ra tòa?
Bác sĩ sợ phải ra tòa, sợ kiện cáo sợ câu chuyện ầm ĩ lên bởi một phần giáo dục nhân cách xã hội còn quá kém, một bộ phận người dân với thái độ hung hăng đòi quyền lợi, một phàn bởi pháp luật chưa lên tiếng bảo vệ danh dự cho người bác sĩ.
Đối với người thầy thuốc danh dự, uy tín của mọi người vô cùng quan trọng, họ phải tự bảo vệ danh dự cho chính mình bằng cách không ngừng học tập, thậm chí phải trả giá bằng chính cuộc sống cá nhân của mình.
Điều dưỡng viên bệnh viện Mắt Trung ương đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Chỉ khi pháp luật nghiêm minh bảo vệ quyền lợi danh dự của bác sĩ đúng như khoa học hiện có, khi mọi thứ được quy định rõ ràng, bác sĩ mới có chỗ dựa luật pháp mới có thể yên tâm hành nghề và sẵn sàng ra tòa đối chất về chuyên môn mà không sợ bị ai đánh đập. Bác sĩ thôi không còn phải rỉ tai nhau: “Thôi đừng làm, nhỡ người nhà kiện thì sao?” để rồi bỏ lỡ cơ hội cứu sống người bệnh.
Chỉ khi người dân vào viện với thái độ hợp tác mới có thể mang lại nhiều lợi ích cho chính người nhà của mình và bác sĩ cũng dễ dàng hơn, bớt áp lực hơn khi thực hiện khám chữa bệnh cho người dân.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn