Phòng tránh rối loạn tiêu hóa và những bệnh đường ruột khác

Rối loạn tiêu hóa là hệ quả của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vậy cần làm gì để phòng tránh các bệnh đường ruột và giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa và những bệnh đường ruột khác

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa và những bệnh đường ruột khác

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác, cần chú ý những điều dưới đây:

Biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Một trong những lý do gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì vậy, dinh dưỡng rất quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng hệ sinh đường ruột.

Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian này.

Khoảng thời gian bắt đầu ăn dặm cũng là giai đoạn trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa nhất. Nên cho trẻ làm quen với các thực phẩm có nhiều chất xơ, ít đường, ít chất béo. Một số loại trái cây trẻ có thể ăn là hồng xiêm, chuối,… Bên cạnh đó, vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn để tránh các bệnh đường ruột.

Đây là giai đoạn trẻ cần rất nhiều dưỡng chất để phát triển. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn, bổ sung nhiều canxi, vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Thầy thuốc tư vấn nếu bạn phát hiện và xử lý sớm các bệnh lý tiêu hóa để duy trì sự toàn vẹn về cấu trúc đường tiêu hóa và hệ vi khuẩn chí ruột ổn định

Phòng và điều trị các bệnh đường ruột cho trẻ

Khi có các biểu hiện bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cần khám và điều trị kịp thời. Không nên để các bệnh nhiễm khuẩn tiến triển và tác động gây biến chứng sang các bệnh lý tiêu hóa.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tiêu hóa và một số bệnh đường ruột ở trẻ

– Người mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt trước khi mang thai, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý trong giai đoạn mang thai, khám thai định kỳ, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kịp thời để em bé được sinh ra khỏe mạnh.

– Nuôi con bằng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi.

– Cho trẻ ăn bổ sung đúng, chế độ ăn bổ sung phù hợp với nhu cầu và sự tăng trưởng bình thường của trẻ.

– Sử dụng thuốc hợp lý, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

– Khám và điều trị hợp lý các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa. Không tự điều trị, sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version