Phòng và điều trị bệnh viêm gan B

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vius viêm gan B cao nhất thế giới, theo thống kê có khoảng 20% dân số mang trong mình virus viêm gan B.

Phòng và điều trị bệnh viêm gan B

Viêm gan B là gì?

Viêm gan là một trong những bệnh nguy hiểm nhất về gan, bệnh do siêu vi khuẩn viêm gan B gây ra, tấn công và hủy hoại tế bào gan. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B mà không có triệu trứng gì, khi vô tình xét nghiệm máu hoặc có biểu hiện bệnh gan mới phát hiện ra.

Hậu quả của nhiễm virus viêm gan B

Những người bị nhiễm virus viêm gan B trong sáu tháng đầu tiên gọi là giai đoạn viêm gan cấp tính, trong giai đoạn này lá gan sẽ bị sưng to, do lượng virus đang nhân lên mạnh mẽ. Một số trường hợp bệnh nhân không cần điều trị cũng hết vì gan có khả năng chống lại virus. Tuy nhiên, có đến 15-20% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B lá gan vẫn bị sưng, virus vẫn sinh sổi nảy nở theo đợt và hủy hoại tế bào gan trong những năm tiếp theo. Biến chứng lâu dài về sau là bệnh nhân sẽ bị xơ gan, chai gan và dẫn đến ung thư gan.

Virus viêm gan B lây qua con đường nào?

Lây qua con đường máu: thông qua các con đường như truyền máu, phẫu thuật, dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích, dùng chung rao cạo râu, hoặc bàn chải đánh răng trong lúc lợi bị trầy xước, chảy máu…

Lây từ mẹ sang con: mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì tỷ lệ truyền sang cho con đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ.

Lây qua đường tình dục: khi quan hệ tình dục có sự cọ sát trực tiếp của các tế bào niêm mạc khiến virus có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vì vậy nên dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Triệu trứng cảnh báo viêm gan B

Đau vùng gan: đau vùng gan là khu vực xương sườn phải, cơn đau có thể ngắt quãng hoặc liên tục, đau âm ỉ khó chịu, đau quặn bụng, cảm giác khó chịu ở phía trên bụng phải.

Rối loạn tiêu hóa: thường đi kèm cảm giác chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng là những biểu hiện điển hình của việc lá gan bị suy nhược

Sốt: trong đợt nhân lên của virus lá gan bị sưng to, mệt mỏi, suy nhược có thể gây sốt.

Sút cân và mệt mỏi: gan bị suy nhược làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng kém, rối loạn chức năng tiêu hóa gây tình trạng mệt mỏi.

Xuất huyết: gan chịu trách nhiệm tổng hợp protein huyết tương, khi rối loạn chức năng gan dẫn đến giảm tổng hợp protein gây rối loạn đông máu có thể biểu hiện ra bên ngoài là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da.

Ngoài ra còn một số triệu trứng khác như: đau nhức xương khớp, trầm cảm, bực bội, nước tiểu đậm, vàng mắt, vàng da, nổi ban, phân có màu xanh, mạch nổi lên như màng nhện ( dấu sao mạch)…

Các phương pháp điều trị viêm gan B

Viêm gan cấp tính: không cần điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau khi hết đợt nhân lên của virus, trong giai đoạn này cần hạn chế tiếp xúc với người khác, thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Những người tiếp xúc với bệnh nhân trong giai đoạn này ( người thân) cần phải tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B để đề phòng lây bệnh.

Viêm gan mạn tính: bệnh nhân cần dùng các loại thuốc kháng virus như  lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude). Hoặc có thể dùng kháng thể Interferon alfa-2b (Intron A) thích hợp với phụ nữ có thai hoặc người trẻ tuổi chưa muốn dùng thuốc điều trị lâu dài. Một biện pháp nữa đó là có thể ghép gan nếu như lá gan của bệnh nhân bị hủy hoại nghiêm trọng.

Các cách phòng tránh viêm gan B

Nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng, ít ăn chất béo,  hạn chế rượu bia, thuốc lá, tập thế dục đều đặn.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu…

Khi mẹ phát hiện có virus viêm gan B cần đến trung tâm y tế  để thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.

Tiêm chủng vaccin phòng virus viêm gan B.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới