Phụ nữ đau cổ hãy nghĩ ngay đến bệnh Basedow

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Basedow là loại bệnh tự miễn, được đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu. Bệnh Basedow thường gặp trong các bệnh nội tiết chiếm khoảng 10 -30% các bệnh lý tuyến giáp.

Phụ nữ đau cổ hãy nghĩ ngay đến bênh Basedow

Phụ nữ đau cổ hãy nghĩ ngay đến bênh Basedow

Nguyên nhân gây bệnh.

Basedow là một bệnh phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung và các bệnh nôi tiết nói riêng. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới chiếm 80% đặc biệt  là các phụ nữ trẻ từ 21 -30 tuổi. Bệnh có liên quan mật thiết đến nồng đọ estrogen ở nữ. Có nhiều yếu tố gây nên bệnh như: gen, miễn dịch, môi trường..

Bệnh Basedow làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt của tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra tự kháng thể hormone Trab.

Biểu hiện của bệnh Basedow

Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp, với các triệu chứng ăn khỏe, tinh thần bất ổn, nhịp tim nhanh thường xuyên vào khoảng hơn 90 lần/1 phút, tim đập mạnh, huyết áp tăng và xuất hiện bướu cổ lan tỏa, run đầu tay chân, mắt lồi, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt ..

Biểu hiện của bệnh Basedow

Biểu hiện của bệnh Basedow

Khi có dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được khám. Tại bệnh viện, các Bác sĩ có các biện pháp cận lâm sàng để giúp chẩn đoán chính xác hơn. Các chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện ở Bệnh viện như xét nghiệm chẩn đoán hormone; xạ hình tuyến giáp; siêu âm tuyến giáp; siêu âm Doppler mạch tuyến giáp, chụp Xquang, điện tâm đồ..

Từ những chẩn đoán và xét nghiệm trên các Bác sĩ sẽ dựa vào  những chỉ số bất thường. Bác sĩ sẽ xác định bạn có mắc bệnh không? Và bệnh đang ở giai đoạn nào. Để đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý và an toàn hiệu quả.

Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị nhanh và đúng cách, bệnh nhân sẽ dẫn đến tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là cơn bão giáp, nó là một biến chứng rất nặng. Khi cơn bão giáp này sảy ra bệnh nhân có thể sốt cao 40 -41 độ C, tinh thần bị hoảng loạn tim đập nhanh…

Điều trị Basedow thế nào.

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Hùng, Bệnh viện Bạch Mai hiện tại trên thế giới đang sử dụng 3 biện pháp đo là điều trị bằng nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Hiện nay ở Việt Nam ưu tiên sử dụng nội khoa. Các Bác sĩ có lý do để sử dụng biện pháp này bởi vì tỉ lệ giảm cao, ít gây suy giáp trường diễn, ít ảnh hưởng đến sự phát triển  về thể chất, trí tuệ so với các điều trị xạ trị và phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: Đây là biện pháp được điều trị ưu tiên chỉ được quy định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp chưa to quá và Basedow chưa có nhân, chưa có biến chứng. Hiện có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng trong điều trị nội khoa là Methimazole, Carbimazole và PTU. Trong máu khi Carbimazole được chuyển hóa thành Mimi, vì thế trên thực tế có thể coi có 2 loại thuốc kháng giáp cơ bản MIMI và PTU.

Cách điều trị của bệnh Basedow

Cách điều trị của bệnh Basedow

Hầu hết các bệnh nhân khi được điều trị đều trở về bình thường sau 1 đến 2 tháng điều trị, tỉ lệ lui bệnh  60 -70% và  bệnh lui hoàn toàn sau 12 tháng điều trị.Thuốc có tác dụng ức chế enzyme TP, vì thế nên ức chế tất cả giai đoạn quá trinh tổng hợp hormone của tuyến giáp.

Điều trị bằng phóng xạ LOD 131, mục đích điều trị bệnh Basedow bằng Lod 131 là làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại, đưa chức năng tuyến giáp từ cường về chức năng bình thường. Biện pháp này được thực hiện sau khi điều trị bằng nội khoa mà bệnh vẫn tái phát hoặc không giảm hẳn. Hoặc bắt buộc phải dùng biện pháp này bởi vì bệnh nhân không dùng được thuốc dị ứng thuốc… đối với trẻ em dưới 10 tuổi LOD 131 là liệu pháp hiệu quả và tương đối an toàn.

Điều tị ngoại khoa: phương pháp này chỉ được lựa chọn khi bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc ít nhất từ 4 đến 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngừng thuốc. Tuy có ổn định nhưng tuyến giáp không nhỏ lại, bướu giáp to gây mất thẩm mỹ.

Nguyên tắc cắt bỏ toàn bộ tuyến chỉ để lại một phần nhỏ khoảng 3-6gr để duy trì chức năng tạo hormone.  Sau khi mổ chỉ tiến hành phẫu thuật khi bệnh nhân đã bình giáp. Bệnh nhân sau khi mổ được theo dõi ngoại trú 2 năm liền, khám định kì 3-6 tháng/lần.

Lưu ý các biến chứng ngoài mong muốn sau khi mổ như: Khàn tiếng, nhiễm trùng vết mổ…Nhưng ngày nay với tiến bộ vượt bậc của Y học cho nên tỷ lệ biến chứng rất thấp.

Lam Hạ :Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới