Phương pháp bảo quản thực phẩm sau ngày Tết
Sau Tết luợng thực phẩm tồn đọng lại khá nhiều, việc bảo quản thực phẩm làm sao đuợc lâu nhưng vẫn giữ đuợc chất dinh duỡng là câu hỏi mà mọi nguời đều quan tâm. Duới đây là một số phuơng pháp giúp bạn bảo quản thực phẩm sau những ngày Tết.
- Giải rượu nhanh ngày Tết bằng những loại nước uống dễ làm
- Những việc cấm kỵ không nên làm trong những ngày Tết
- Mẹo chống say rượu cho những ngày Tết hiệu quả
Cách bảo quản thực phẩm chín
Lượng thực phẩm thừa sau những ngày Tết hầu hết gia đình nào cũng gặp phải, đặc biệt là các loại thực phẩm truyền thống như giò, chả, nem chua. Để bảo quản những loại thực phẩm này, chúng ta nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ mát, sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp là ở 25 độ C. Mọi nguời nên chia nhỏ thành từng hộp vừa ăn, nếu bảo quản trong ngăn mát sẽ giữ thực phẩm từ 3 đến 6 ngày, còn nếu để trong ngăn đá thực phẩm sẽ đuợc bảo quản trong vòng 10 ngày.
Đối với những loại thực phẩm chín như bánh chưng, bánh tét thì nên bảo quản ở nơi tránh ẩm thấp, thoáng mát, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng đến đâu cắt đến đó, phần còn lại nên bảo quản bằng màng bọc thực phẩm. Chú ý truớc khi ăn nên luộc hoặc rán lại bánh để đảm bảo an toàn.
Cách bảo quản thực phẩm ăn ngay trong ngày
Trong những ngày Tết, luợng thực phẩm dinh duỡng trong những bữa ăn hàng ngày sẽ rất nhiều, việc bảo quản là vô cùng cần thiết. Để bảo quản những thực phẩm một cách tốt nhất, việc đầu tiên là không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi truờng nhiệt độ không quá 2h đồng hồ.
Đối với những thức ăn còn dư thừa sau những bữa ăn, để đảm bảo chất dinh duỡng, chúng ta nên đun nóng lại, để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên để thức ăn còn nóng cho vào tủ lạnh, điều này sẽ khiến nuớc trong thức ăn sẽ biến thành hơi nuớc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh truởng và nguy cơ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Khi ăn bắt buộc phải nấu nóng lại thức ăn, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế việc phát triển của vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt hết các loại nấm mốc, vi khuẩn.
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh
Một số gia đình có thói quen dự trữ thực phẩm như tôm, cá , thịt từ truớc Tết, lý do nhiều loại thực phẩm này có xu huớng tăng sau dịp Tết. Sau tết, luợng thực phẩm đông lạnh này có thể dư thừa. Đối với loại thực phẩm đông lạnh này, khi dã đông bạn chỉ nên lấy một luợng nhỏ vừa ăn, không nên dã đông toàn bộ. Đặc biệt thực phẩm dã đông phải đuợc sử dụng chế biến hết không nên đông lạnh lại khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Việc bạn làm đông lạnh thực phẩm nhiều lần là nguyên nhân khíên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây hại cho sức khỏe con nguời, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh khác, gây ảnh huởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi chế biến thực phẩm đông lạnh nên sử dụng thực phẩm đuợc mua truớc sau đó mới đến loại thực phẩm đuợc mua sau, không nên để thực phẩm đông lại trong thời gian dài sẽ khiến chất dinh duỡng trong thực phẩm không còn và món ăn chế biến sẽ không ngon.
Cách bảo quản thực phẩm tươi sống
Rau xanh, củ quả là một trong những thực phẩm tuơi rất dễ hỏng. Nếu muốn bảo quản trong thời gian dài, truớc khi cho vào tủ lạnh bạn nên nhặt bỏ những lá úa, phần hỏng, rửa sạch, để nơi thoáng mát. Nên bảo quản ở nhiệt độ 5 độ C là tốt nhất.
Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch, để ráo sau đó cho vào túi buộc kín bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để lẫn thực phẩm chín và thực phẩm sống cùng một ngăn. Cần phân loại các loại thực phẩm để bảo đảm an toàn khi sử dụng vì tủ lạnh cũng là nơi có luợng vi khuẩn tích tụ cao. Bạn nên lau chùi vệ sinh tủ lạnh thuờng xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Trên đây là những cách bảo quản thực phẩm sau ngày Tết giúp bạn an tâm khi thấy luợng thực phẩm tồn đọng quá nhiều. Bạn nên bảo quản thực phẩm chín và thực phẩm tuơi sống ở những ngăn khác nhau và rửa sạch thực phẩm truớc khi mang bảo quản.
Phuơng Thảo-Ytevietnam.edu.vn