Quan điểm nhân văn về nghề thầy thuốc Y học cổ truyền

Ngày nay, dù Y học hiện đại đã phát triển ở mức vượt bậc. Tuy nhiên, những phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền vẫn được nhiều người đón nhận và vui mừng vì giá trị của nó mang lại. Việt Nam có rất nhiều danh y nổi tiếng và cũng có rất nhiều quan điểm nhân văn về nghề thầy thuốc Y học cổ truyền.

Quan điểm nhân văn về nghề thầy thuốc Y học cổ truyền
Quan điểm nhân văn về nghề thầy thuốc Y học cổ truyền

Bàn về Y lý và đạo lý làm nghề thầy thuốc Y học cổ truyền

Y lý là đạo lý, là nghề quan trọng đến tính mạng con người” là quan điểm về nghề thầy thuốc Y học cổ truyền của Danh y nổi tiếng một thời Lê Hữu Trác. Bàn về Y lý, danh y cho rằng: “Muốn chữa được bệnh cho thiên hạ thì phải tự mình chữa cho mình và đồng nghiệp trước, việc chữa bệnh cho thầy thuốc khó vạn lần người bình thường, vì thế, nếu đã thành công với việc chữa bệnh cho đồng nghiệp thì hãy chữa bệnh cho người dân”.

Trong sự nghiệp bốc thuốc cứu người của mình, Danh y Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) đã tự mình xây dựng được một y lý biện chứng về lý luận thủy hỏa, âm dương, hư thực, hàn nhiệt. Với suy nghĩ của một người làm nghề thầy thuốc Y học cổ truyền, cụ cho rằng: Chân hỏa hay thận hỏa đều có thể chi phối và nung nấu các mạch lạc, phủ tạng trong cơ thể con người và truyền ra bên ngoài tinh thần, khí sắc. Hỏa suy thì yếu, hỏa vượng thì mạnh cũng giống như khí nóng của mặt trời, nguồn gốc của sự sống.

Là một trong những danh Y nổi tiếng trong nghề thầy thuốc Y học cổ truyền, mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng đổi lại, sự quyết tâm và đam mê với nghề cùng với trình độ uyên bác về y học đã giúp cho Hải Thượng Lãn Ông xây dựng thành công bộ sách quý “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” – đây được coi là tài sản vô cùng quý báu của kho tàng thuốc Đông y Việt Nam.

Bàn về Y lý và đạo lý làm nghề thầy thuốc Y học cổ truyền

Quan điểm nhân văn về dược học

Thời xa xưa, các danh y hành nghề bốc thuốc tại gia hay có tính ỷ lại thuốc của người ngoài, đặc biệt là thuốc bắc để chữa bệnh cho mọi người còn những cây thuốc Nam với những giá trị vô cùng lớn lao thì không được trọng dụng.

Để khắc phục những quan điểm, suy nghĩ sai lầm này, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã chuyên tâm trong việc sử dụng thuốc nam để thay thế thuốc Bắc. Theo đó, Sâm bố được dùng để thay thế cho nhân sâm, dùng lá ngải cứu để chữa bệnh sốt rét, dùng hà thủ ô để dùng làm thuốc bổ khí huyết…Để giúp các thầy thuốc Y học cổ truyền có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng thuốc nam chữa bệnh, Lãn Ông đã chuyên tâm nghiên cứu và cho ra những bộ sách quý như: “Bách gia trân tàng”, “Lĩnh Nam bản thảo”, “Hành giản trân nhu”.

Trong vấn đề này, quan điểm của thầy thuốc Y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông vô cùng thâm thúy, danh y cho rằng: “Thầy thuốc phải nắm tính mạng của người bệnh, người bệnh gửi tính mạng cho mình thì mình phải hết sức cẩn trọng, phải nghiên cứu sách vở thật kỹ để khi chữa bệnh phải cẩn thận, nhận biết rõ chứng bệnh rồi mới lập phương. Tuyệt đối không được tùy ý, sơ xuất và xem thường tính mạng người bệnh.”

Nghề bốc thuốc không phải là nghề trục cầu danh lợi

Nghề bốc thuốc không phải là nghề trục cầu danh lợi, không phải là nghề thấy người giàu sang thì xu phụ để kiếm tiền, người nghèo khổ, cô đơn mà khinh miệt. Phải biết học tập những người hơn mình và giúp đỡ người kém mình. Không được khinh rẻ lẫn nhau”. Đây là quan điểm về nhân cách của người làm thầy thuốc của Hải Thượng Lãn Ông.

Nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người là nghề quan trọng giúp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người. Do đó, những người làm nghề thầy thuốc Y học Cổ truyền cần thấm nhuần tư tưởng, quan điểm nhân văn này để có thể phục vụ người dân, giúp ích cho đời.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version