Quốc hội ra khung hành lang pháp lý đầu tiên bảo vệ cán bộ ngành Y
Đây cũng là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về vấn đề chống bạo hành nhân viên y tế hiện nay. Nội dung này bổ sung điều 134 về tình tiết tăng nặng trong trường hợp đối tượng hành hung cán bộ y tế đang chăm sóc sức khỏe cho mình. Hiện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến này và sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên chính thức đứng ra bảo vệ an toàn cho người làm nghề Y.
- Báo động tần suất cán bộ y tế bị hành hung ngày càng gia tăng?
- Gái ngành Y càng sâu sắc càng khó có người yêu
- Tiết lộ bí mật động trời của những người ngành Y có “Duyên Âm”
Quốc hội ra khung hành lang pháp lý đầu tiên bảo vệ cán bộ ngành Y
Cán bộ ngành Y có được bảo vệ trước nguy hiểm?
Đây cũng là trăn trở của nhiều cán bộ làm trong ngành Y tế, ngay cả các bạn sinh viên đang theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng hết sức quan ngại về điều này. Liệu sau khi ra trường, làm nghề, chữa bệnh cứu người, họ có thể làm việc trong tâm thế yên tâm, tin tưởng và không còn phải nơm nớp lo sợ như hiện tại rằng sẽ có người nhà bệnh nhân, một đối tượng côn đồ, quá khích hay chính cả bệnh nhân ra tay hành hung với “người chữa bệnh cho mình”. Nếu có vấn đề xảy ra, lỗi thuộc về người thầy thuốc thì không bàn nhưng nếu lỗi đến từ phía đối tượng hành hung thì có thể bị phạt tù đến 3 năm.
Trước quyết định bổ sung thêm điều luật này thì dư luận rất đồng tình và ủng hộ, đặc biệt trong đó phần nhiều là những người làm nghề thầy thuốc, cán bộ y tế. Có thể xem đây là khung pháp lý đầu tiên để có thể bảo vệ an toàn, sức khỏe, tính mạng của họ khi đang hành nghề theo đúng phận sự của mình.
Tin tức mới ghi nhận TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định việc Quốc hội thông qua điều luật liên quan đến tình tiết tăng nặng với hành vi hành hung cán bộ y tế khi họ đang chăm sóc và thực hiện nhiệm vụ của mình thể hiện được sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong ngành Y. Từ đây sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những sự việc tương tự như vụ côn đồ vào đánh và bắt bác sĩ khoa Đông Y, Bệnh viện Thể thao Việt Nam quỳ gối xin lỗi hay vụ người nhà bệnh nhân cầm cốc thủy tinh đánh bác sĩ chảy máu đầu ở bệnh viện Thạch Thất, Hà Nội.
Nạn Bạo hành ngành Y ngày càng gia tăng
Trước đó theo lời của TS Quang thì trước đây hành lang pháp lý để bảo vệ thầy thuốc, nhân viên y tế đã có và thực hiện khá đầy đủ, thể hiện qua quy định của Luật Khám chữa bệnh. Theo đó, thầy thuốc được pháp luật nhà nước bảo vệ khi đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn Nghĩa vụ của bệnh nhân và người nhà là tuân thủ phác đồ điều trị và không được lăng mạ, chửi bới hay làm hại đến thân thể và tính mạng của bác sĩ.
Nếu gây rối trật tự ở mức độ nhẹ thì bị nhắc nhở, xử lý nhẹ còn nếu làm hư hỏng tài sản bệnh viện thì sẽ bị xử lý theo Bộ Luật Dân sự và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại này.
Các hội nghề nghiệp chưa lên tiếng bảo vệ nhân viên y tế
Cụ thể theo lời giảng viên Nguyễn Thanh Hậu, hiện cũng là bác sĩ trong bệnh viện, hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược Hà Nội –Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nhiều trường hợp cán bộ y tế bị hành hung. Cụ thể theo TS Quang, có 3 trường hợp hành hung thầy thuốc và nhân viên y tế như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Do tính chất bức xúc của việc nào đó người ta sẵn sàng lăng mạ, đánh đập, phá hoại. Đối tượng chủ yếu là thân nhân, bạn bè hoặc người nhà bệnh nhân.
- Trường hợp thứ hai: hoàn cảnh không mâu thuẫn với cán bộ, nhân viên y tế nhưng lại mâu thuẫn với nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện.Trong khi thù hằn, mâu thuẫn đã đánh nhau ở ngoài thì đưa vào cấp cứu trong bệnh viện và trực tiếp đánh, hành hung bệnh nhân khi đang cấp cứu. Hoàn cảnh này bác sĩ nói thêm vào có thể bác sĩ sẽ bị đánh luôn.
- Trường hợp thứ ba: Họ đã có sẵn thù hằn ở ngoài xã hội, lợi dụng bác sĩ đang cứu chữa người bệnh họ vào hành hung bác sĩ.
Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ nhân viên y tế khỏi nguy hiểm
Xét về cục diện về theo những sinh viên theo học văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện nay cập nhật thì có thể thấy nguyên nhân đầu tiên vẫn nhiều hơn. Xã hội cần nghiêm túc và hết sức xử lý nghiêm trường hợp bị phạt nặng Tại Việt Nam. Nếu có thể xảy ra thì sẽ được bác sĩ lên tiếng, nhà báo bày tỏ quan điểm và dư luận lên án. Thực tế, TS Quang cho nếu sự việc hành hung xảy ra, đồng nghiệp bác sĩ không bảo vệ, bảo vệ bệnh viện cũng thế, công an chỉ can thiệp sau đó. Từ đó, vấn nạn ngành Y ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chủ yếu cơ quan công an vào cuộc bắt tạm giam nghi phạm nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm lại thả ra và xử hành chính như các sự việc khác. Theo quy định nếu bị quá 11 % thương tích mới truy cứu trách nhiệm hình sự nên hầu hết bác sĩ bị đánh thì đối tượng sẽ được thả ra.
Vậy là vấn nạn bạo hành cứ thế nhiều hơn nữa và cần xử lý nghiêm hơn nữa.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn