Quyết định bỏ điểm sàn đại học là không hợp lý
Dự thảo Quy chế giáo dục tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2017 không quy định điểm sàn mà các trường phải tự đưa ra mức điểm để nhận hồ sơ xét tuyển. Dự thảo này khiến nhiều trường lo ngại sẽ không tuyển được thí sinh và sẽ không tạo tra môi trường công bằng cho sự cạnh tranh khi mà các trường đại học top trên chỉ cần “vơ bèo vạt tép” là các trường top giữa và tóp dưới cũng như Cao đẳng chỉ còn cách là đóng cửa.
- Trường Cao đẳng “sốc” với dự thảo bỏ điểm sàn Đại học năm 2017?
- Chất lượng đào tạo có bị buông lỏng khi Bộ “khai tử” điểm sàn Đại học
- Bỏ điểm sàn năm 2017 để tạo “đột phá” chất lượng đào tạo Đại học Y Dược
Bỏ điểm sàn đại học là không hợp lý
Có những ý kiến đồng quan điểm cho rằng việc bỏ điểm sàn đại học là việc nên làm. Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia cũng như nhiều trường đều cho rằng việc bỏ điểm sàn đại học là thách thức rất lớn đối với các trường top dưới và nhất là các trường ngoài công lập khi xét tuyển. Trong khi đó ở mùa tuyển sinh năm trước các trường Công lập top giữa vẫn lấy mức quy định điếm sàn để xét tuyển.
Nếu quy định bỏ điểm sàn đại học và không có mức điểm sàn thì các trường Công lập sẽ lấy thấp hơn để đủ chỉ tiêu. Khi đó thì các trường top dưới sẽ không tuyển sinh được mà còn chưa kể là đối với các trường ngoài công lập do tự chủ về tài chính do đó mức học phí cao hơn các trường Công lập. Như thế không phải thiệt cả đôi đường là không tạo sự canh tranh cho các trường đào tạo và chưa nhắm đến chất lượng.
Theo ông Nguyễn Cao Đạt – Phó Hiệu trưởng Đại học Cửu Long nhận định: “Khi lấy điểm thấp quá khi bỏ mức điểm sàn đại học đồng nghĩa với việc các trường phải có giải pháp trong quá trình đào tạo để đưa sinh viên lên đạt chuẩn. Nếu không đạt chuẩn, khi ra trường các doanh nghiệp và thị trường lao động sẽ không tiếp nhận. Sinh viên học không được phải nâng lên học trung bình, và nâng như vậy trong 4 năm liệu có đảm bảo và làm sao làm được điều đó. Nếu lấy điểm thấp quá, đương nhiên xã hội đánh giá học trò này không đạt yêu cầu”.
Nhiều ý kiến đề xuất quy định ngưỡng nhận hồ sơ từng nhóm ngành
Theo nhiều ý kiến đề xuất, Bộ GD&ĐT nên quy định ngưỡng điểm nhận hồ sơ cho từng nhóm trường để tránh tình trạng các trường top trên và top giữa đạt mức điểm nhận hồ sơ thấp để vớt thí sính.
Ông Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa – giáo dục – Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng. Điểm sàn trước đây là ngưỡng tối thiểu mà học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia có thể theo học ở bậc đại học. Nếu bỏ điểm sàn đại học có nghĩa là Bộ nhìn nhận mức điểm tốt nghiệp THPT và ngưỡng điểm học sinh đại học là như nhau. Trong khi đó điểm tốt nghiệp THPT và điểm sàn xét tuyển trong 2 năm gần đây có sự chênh lệch. Do đó theo ông bỏ điểm sàn xét tuyển trong thời điểm này là rất mạo hiểm và có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học nếu cá trường xét tuyển ở mức quá thấp. Theo ông
“Ở Việt Nam, ngưỡng mà chúng ta công nhận tốt nghiệp THPT hiện nay chưa phải là một mức nghiêm túc. Vì chúng ta chấp nhận đến khoảng 95% học sinh học xong chương trình phổ thông là đều tốt nghiệp THPT. Năm ngoái các trường có thể xét tuyển bằng học bạ, nhưng vẫn quy định là điểm cao hơn trung bình, như vậy ngưỡng vào đại học vẫn cao hơn ngưỡng tốt nghiệp. Tôi cho rằng chưa nên vội vàng áp dụng bỏ điểm sàn. Cũng phải theo dõi một thời gian kiểm tra thử nghiệm xem qua mấy kỳ thi để đánh giá, so sánh. Nếu bây giờ thử nghiệm mất một vài năm là rất có thể chất lượng của một vài năm bị sụt giảm đi, kéo theo chất lượng giáo dục đại học kém đi”.
Về phía quan điểm của các trường Y Dược cũng không ủng hộ quyết định bỏ điểm sàn như thế sẽ làm cho tình trạng giáo dục trở nên đi xuống và sẽ dân đến lạm phát trong đào tạo. Hơn nữa việc đào tạo một số ngành Y – Dược không thể xem nhẹ đầu vào nguồn tuyển nếu không nói chất lượng thấp. Đây là đặc thù đào tạo của ngành y tế là phải nhắm đến chất lượng. Mà muốn đào tạo chất lượng điều đấu tiên phải có nguyên liệu tốt tức là nguồn tuyển phải đạt mức cao và không thể dễ dãi trong việc tuyển sinh được.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn