Sai lầm trong việc hạ sốt cho trẻ

Sai lầm trong việc hạ sốt cho trẻ em có thể khiến trẻ mắc thêm nhiều bệnh khác, thậm chí là có biến chứng như co giật, tổn thương não… Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ trong việc hạ sốt cho con.

Sai lầm trong việc hạ sốt cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của bé còn non yếu khó có thể chống lại sự tấn công của virut, vi khuẩn cho nên hiện tượng ốm sốt thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ khi thấy con mình bị sốt lại luống cuống không biết xử lý như thế nào, thậm chí là có những cách hạ sốt cho con hoàn toàn sai lầm, dẫn đến việc làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ. Việc hiểu biết những kiến thức cần thiết và phòng tránh những sai lầm có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ đang bị sốt là việc cần quan tâm của bậc cha mẹ. Một số sai  lầm mà phụ huynh thường mắc phải như sau:

Quan niệm nhiệt độ cứ trên 37 độ là sốt

Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn một chút. Càng lớn thì thân nhiệt của bé càng ổn định. Vì vậy khi thân nhiệt của trẻ ở mức từ 37,1 đến 38,4 độ thì trẻ vẫn đang ở mức sốt nhẹ, khá an toàn, chưa cần dùng thuốc ngay. Mặc khác ở những nơi khác nhau trên cơ thể trẻ nhiệt độ lại có chút chênh lệch. Bé được cho là bị sốt khi:

–       Nhiệt độ ở hậu môn bé cao hơn 38 độ C

–       Nhiệt độ ở nách bé cao hơn 37 độ C

–       Nhiệt độ ở khoang miệng cao hơn 37,8 độ C

Việc đo nhiệt độ phải tiến hành thường xuyên, bởi vì cơn sốt ở trẻ diễn biến phức tạp, có khả năng số cao nhanh chóng, nếu bố mẹ không kiểm tra nhiệt độ thường xuyên thì khó có thể ứng biễn với trường hợp trẻ tăng cao nhiệt độ đột ngột.

Cho con uống thuốc aspirin ngay khi thấy con sốt

Rất nhiều bà mẹ khi thấy con mình bị sốt không cần đo nhiệt độ đã tức tốc cho con uống aspirin. Mặc dù aspirin là thuốc hạ sốt và giảm đau khá hiệu quả. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây hại thận, viêm loét dạ dày hoặc ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của trẻ, gây co thắt, khó thở. Vì vậy việc lạm dụng aspirin sẽ gây những tác dụng không tốt đến sức khỏe chung của trẻ. Vậy cha mẹ hãy lưu ý, khi trẻ sốt nhẹ nên dùng các biện pháp hạ sốt tự nhien trước và thường xuyên theo dõi nhiệt độ, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết các mẹ mới nên sử dụng aspirin cho con nhé!

Chườm đá lạnh để hạ sốt cho con

Khi thấy nhiệt độ của con tăng cao, một số bà mẹ phản ứng ngay bằng cách lấy một mảnh vải mỏng bọc nước đá lại và chườm lên người con. Cách làm này hoàn toàn sai lầm vì cơ thể của bé chưa thể thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, vì vậy khi bị chườm đá vào người, không những trẻ không hạ sốt mà sẽ có thể chuyển sang thành cảm lạnh, viêm phổi,.. Tương tự như việc chườm đá, việc dùng miếng dán lạnh đắp cho bé cũng nên rất hạn chế vì miếng dán hạ sốt thực chất cũng chính là miếng dán lạnh nên không nên lạm dụng mỗi khi con bị sốt.

Cởi hết đồ, tắm cho trẻ hoặc ủ trẻ quá kín

Khi trẻ sốt là lúc thân nhiệt của bé đang tăng cao, vì vậy nếu ủ trẻ quá ấm, quá kĩ có thể làm trẻ sốt cao hơn nhưng cũng không nên cởi bỏ hết đồ của trẻ hay tắm cho trẻ điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Cách xử lý đúng khi bạn muốn hạ sốt cho con là cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để con mau chóng hạ sốt, chườm nước ấm cho con và lau khô người cho bé khi lau,  cho trẻ uống thêm nước. Nếu nhiệt độ của bé lên đến trên 38,5 độ C thì bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Không đưa cho con uống thuốc khi sốt cao hoặc không đưa trẻ đến bác sỹ khi sốt cao kéo dài

Khi con sốt con nhiều bố mẹ vẫn ngại không muốn cho con đụng tới thuốc tây hoặc không tìm đến bác sỹ, việc này có nguy cơ làm trẻ sốt cao kéo dài lên cơn co giật rất nguy hiểm.

Nếu con bạn bị sốt kéo dài và không có dấu hiệu hạ sốt sau khi đã làm nhiều phương pháp thì bạn cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cho con, tránh những ca bệnh nguy hiểm hoặc biến chứng khi trẻ bị sốt nhé.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version