Sinh viên ngành Y cần sống hết mình cho những đam mê
Không ít sinh viên ngành Y không có sự định hướng rõ ràng để rồi chán nản muốn từ bỏ nghề giữa chừng mặc bao nhiêu công sức, thời gian tâm huyết bỏ ra.
- Sinh viên ngành Y nhọc nhằn áp lực nhưng chưa bao giờ muốn từ bỏ
- Khi cưới nữ điều dưỡng viên cuộc sống của bạn sẽ thế nào?
- Nghề y ra đời để mang đến hạnh phúc cho bệnh nhân
Con đường Y khoa luôn gian nan vất vả
Ở Việt Nam hầu như các bạn thí sinh trẻ không lường trước được những gian nan vất vả khi dấn thân theo nghề y. Có không ít người vẫn giữ quan điểm “Nhất y nhì dược” bỏi vì họ nghĩ nghề Y sau khi ra trường sẽ có công việc ổn định, dễ xin việc lại là nghề danh giá. Ai cũng cho rằng bác sĩ ở đâu cũng cần xin đâu cũng có việc, thu nhập ổn định, sau này còn có thể mở phòng mạch chữa bệnh thì tiền để đâu cho hết… Thực chất đó chỉ là suy nghĩ của những người ngoài nghề có thể họ thấy một, hai người bác sĩ giàu có kiếm tiền nhanh nhờ có phòng mạch riêng nhưng con số đó rất ít.
Sinh viên ngành Y cần sống hết mình cho những đam mê
Bạn Thu Hiền đang theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y dược chia sẻ: Theo ngành Y không hề đơn giản, mình có rất nhiều bạn học đại học Y tâm sự về hành trình gian nan khi bước chân đầu tiên học nghề. Có một bạn sinh viên năm nhất đã bị sốc khi không thể chịu nổi mùi phooc-mon, càng không dám nhìn xác người khô trên bàn thí nghiệm. Có bạn đã ngất xỉu ở bệnh viện khi đi thực tập khi chứng kiến cảnh bệnh nhân bị thương nặng, chân tay gần như đứt lìa, người dập nát.. Một sự thật trần trụi đến đau lòng nếu không có đủ can đảm dũng cảm chẳng có người bác sĩ nào có thể vượt qua.
Thậm chí có những bạn sinh viên đi gần cuối chặng đường còn xin dừng học vì không đủ khả năng để tiếp nhận khối lượng kiến thức đồ sộ, có người còn tự tử để giải thoát cho chính bản thân mình vì không chịu đựng nổi những áp lực cũng như môi trường cạnh tranh khốc liệt… còn rất nhiều những gian nan vất vả mà sinh viên ngành Y phải vượt qua.
Chị Minh Tú từng theo học Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Có nhiều bạn trẻ ấp ủ giấc mơ làm bác sĩ nhưng để trở thành một bác sĩ thực thụ là cả một chặng đường dài phấn đấu nỗ lực để vượt qua những áp lực, thử thách nhọc nhằn khi theo nghề. Ngoài lòng can đảm, dũng cảm đó còn là sự hi sinh cố gắng quên bản thân mình và gánh chịu rất nhiều áp lực vô hình đè nặng lên vai.
Sinh viên ngành Y cần sống trọn vẹn đam mê với nghề
Khi bước chân theo nghề sinh viên ngành Y cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình, cũng như rèn luyện sức chịu đựng để vượt qua mọi thử thách trong nghề. Bởi vì thời gian theo đuổi nghề cũng rất dài, căng thẳng, với những nữ sinh viên đó là cả những năm tháng tuổi trẻ thanh xuân của thời con gái. Để trở thành một bác sĩ thực thụ cần ít nhất 10 năm mới có thể chẩn đoán khám chữa bệnh, không chỉ vậy áp lực về tài chính cũng khiến nhiều sinh viên phải bỏ cuộc giữa chừng bởi gia đình không kham nổi.
Anh Mạnh Hùng đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Một khi đã trở thành bác sĩ cứu người cần phải học cách đối diện với những đau thương mất mát với những cảnh đời số phân đau lòng không kìm được nước mắt. Không chỉ vậy bác sĩ luôn phải làm việc với cường độ áp lực cao nên cần có sức khỏe tốt để hoàn thành công việc của mình.
Không chỉ vậy bệnh viện còn là môi trường căng thẳng với những biến cố Y khoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào luôn đòi hỏi bác sĩ phải biết chịu trách nhiệm với công việc. Mặc dù đã hết ca trực hết giờ làm việc nhưng bệnh nhân có biến cố vẫn phải ở lại để cứu chữa cho họ, đó không chỉ là trách nhiệm còn đó lương tâm của người thầy thuốc không cho phép họ dửng dưng với bệnh nhân đang nguy kịch.
Bởi vậy để phấn đấu trở thành bác sĩ ngay từ bây giờ các bạn sinh viên ngành Y cần trau dồi kĩ năng kiến thức bản thân cũng như rèn luyện ý chí đam mê sống trọn với nghề không ngại khó ngại khổ mới có thể thành công với nghề mình đang theo đuổi.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn