Sốc phản vệ – hiện tượng dị ứng nguy hiểm ở trẻ
Sốc phản vệ không chỉ gặp ở đối tượng trẻ nhỏ mà còn ở cả người lớn, nếu những triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện sớm thì chứng tỏ tình trạng bệnh càng nặng. Vì vậy các mẹ cần phải hiểu rõ về hiện tượng này để có thể cấp cứu kịp thời cho bé.
- Các biện pháp phòng chống dị ứng thuốc ở trẻ
- Bạn có biết, biến chứng của dị ứng thực phẩm khiến trẻ tử vong?
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn mẹ nên biết
Những nguyên nhân gây sốc phản vệ
Sốc phản vệ ở bé có nhiều nguyên nhân khác nhau và bạn sẽ ngạc nhiên vì rất nhiều thứ đơn giản có thể là điều gây nên tình trạng sốc phản vệ ở trẻ.
Sốc phản vệ do thuốc
Thuốc là một trong những nguyên nhân gây dị ứng cũng như hiện tượng sốc phản vệ hàng đầu ở trẻ. Thuốc thường được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm hoặc xông và bôi ngoài da. Tất cả những loại thuốc này đều có thể gây sốc phản vệ cho bé. Song thường ở bé thì qua đường uống và tiêm sẽ gây sốc phản vệ nhiều nhất.
Có rất nhiều trẻ khi tiêm vaccin là lúc trẻ bị sốc phản vệ cao nhất.
Sốc phản vệ do thức ăn
Thực ăn đôi khi cũng gây nên tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm, nhất là ở những thức ăn có nguồn gốc động vật như cá thu, cá ngừ hay các loại hạt và thực phẩm dinh dưỡng có chứa các chất phụ gia.
Nọc côn trùng
Khi bị các côn trùng như ong đốt, rắn rết hay bọ cạp thì sẽ khiến lượng độc tố trong nọc côn trùng gây nên những hiện tượng sốc phản vệ cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ phải trông coi bé cẩn thận, không để bé có cơ hội tiếp xúc với các nguồn bệnh như vậy.
Trên đây là nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng sốc phản vệ ở mẹ mà bố mẹ cần đề phòng.
>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.
Những biểu hiện của sốc phản vệ
Sốc phản vệ ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây nên và biểu hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
Hệ hô hấp
Biểu hiện ở hệ hô hấp thì bệnh nhân thấy khó thở, ngạt, tím tái và có thể là suy hô hấp do bé bị nghẹt khí quản, hoặc phù dây thanh quản. . .
Biểu hiện ở hệ tim mạch
Bé sẽ bị tụt huyết áp, trụy tim mạch, thiếu oxy trong máu, toan máu và giảm co bóp của cơ tim. Đây là giai đoạn nặng của sốc phản vệ làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Hệ thần kinh
Với các biểu hiện ở hệ thần kinh thì bé có thể bị run tay chân, nhận thức lơ mơ và co giật toàn thân, thậm chí hôn mê.
Đối với hệ tiêu hóa
Thường thì biểu hiện của hiện tượng sốc phản vệ ở đường tiêu hóa là do thực phẩm hay thuốc uống thì bé sẽ buồn nôn, tiêu chảy không kiểm soát và ra máu.
Sốc phản vệ cũng gây mẩn ngứa ngoài da hoặc nổi mề đay, xuất huyết niêm mạc ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ mà cơ thể trẻ có những biểu hiện khác nhau.
Song với tình trạng sốc phản vệ ở trẻ thì bố mẹ nên có biện pháp cấp cứu kịp thời để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Biện pháp cấp cứu kịp thời khi trẻ bị sốc phản vệ
Khi trẻ bị sốc phản vệ thì nên đặt bệnh nhân ở tư thế chân cao hơn đầu.
Đồng thời, nới lỏng quần áo cho trẻ, nếu trẻ bị nôn hay xuất huyết từ miệng thì nên để trẻ nằm nghiêng.
Liên tục nói chuyện với trẻ để tránh trẻ rơi vào tình trạng hôn mê.
Nếu trẻ ngừng thở thì phải thổi ngạt cho trẻ, đồng thời đưa trẻ đi cấp cứu nhanh nhất có thể, đồng thời hãy xin ý kiến của thầy thuốc tư vấn để phòng dị ứng và sốc phản vệ về sau.
Sốc phản vệ sẽ có nhiều diễn tiến khác nhau, nhưng bố mẹ hãy có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời khi trẻ có biểu hiện này.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn