Sốt xuất huyết – Đừng dại dột chữa bệnh tại nhà
Bệnh sốt xuất huyết có thể phát triển thành dịch, bệnh do virus dengue gây ra. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sốt xuất huyết có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Sốt xuất huyết thường hay lây lan thành dịch, gây khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, đặc biệt bệnh sốt xuất huyết thường dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ.
- Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết?
- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sốt xuất huyết.
- Sốt xuất huyết và những mức độ sốt khác nhau.
Biến chứng nặng của bệnh
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, người khỏe mạnh mắc sốt xuất huyết có thể từ 39 – 40 độ C, kèm theo các dấu hiệu phát ban, xuất huyết toàn thân… Trong trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự hết, không cần điều trị, tuy nhiên khi bệnh trở nặng tuyệt đối không được điều trị tại nhà, nếu không sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng.
Có hai dạng biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết:
- Trường hợp thứ nhất: Bệnh nhân sẽ bị xuất huyết nội tạng, chảy máu nhiều, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp. Tình trạng xuất huyết nếu xảy ra ở những cơ quan như tim, não, bệnh nhân sẽ bị hôn mê nhanh gây sốc.
- Trường hợp thứ hai: Bệnh nhân sẽ bị trụy tim mạch, với những biểu hiện như mạch quá nhanh, mồ hôi ra nhiều, chân thấy lạnh, có cảm giác khó thở, lo lắng, tụt huyết áp. Trường hợp này bệnh nhân không bị chảy máu nên khó phát hiện, nếu không được phát hiện kịp thời và đưa tới những nơi khám bệnh chuyên khoa một cách nhanh nhất, bệnh nhân có thể tử vong.
Tuyệt đối không chữa bệnh tại nhà
Khi có những dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết, trong vòng 1 – 2 ngày đầu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, có thể hạ sốt bằng Paracetamol, tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc khác dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không được cạo gió cho bệnh nhân, hành động này sẽ dẫn tới xuất huyết trầm trọng, bệnh nhân có thể tử vong.
Trong trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cũng không đỡ, ngược lại có những dấu hiệu xuất huyết như chảy máu, nổi ban… cần đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Tuyệt đối không sử dụng những loại kháng sinh khác, hoặc kháng sinh nặng hơn sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp tự ý sử dụng kháng sinh loại nặng, khi thấy dấu hiệu sốt chưa giảm. Điều này khiến bệnh không những khỏi, ngược lại còn làm bệnh tình trầm trọng hơn, một số trường hợp có những biến chứng không mong muốn.
Những người mắc bệnh mạn tính như hen, tim mạch, phế quản, xơ gan, những bệnh về dạ dày… cần phải tới các trung tâm y tế làm xét nghiệm, chuẩn đoán và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bởi đây là một trong những đối tượng có nguy cơ dẫn tới biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn