Sự thật đằng sau hai từ “Cao quý” trong nghề Y
Ai cũng nói rằng nghề Y cao quý nhưng liệu có mấy người hiểu đằng đằng sau những danh vọng được người đời tung hô Bác sĩ đã phải chịu áp lực vất vả thế nào?
- Có phải Bác sĩ giỏi chỉ cần làm tốt chuyên môn?
- Nghề điều dưỡng đang có sự phân biệt lớn trong ngành Y
- 3 con giáp nữ ngành Y mạnh mẽ độc lập nhưng chẳng dám yêu
Theo học ngành Y không hề đơn giản
Ngay từ đầu nếu đã xác định theo con đường Y khoa những người học trò đã phải nỗ lực cố gắng quyết tâm lớn để đủ điểm đỗ vào các trường Đại học Y danh tiếng. Chỉ có những người đứng top trên cả nước mới có hi vọng trúng tuyển ngành Y với đòi hỏi khắt khe về tri thức, đạo đức.
Sự thật đằng sau hai từ “Cao quý” trong nghề Y
Bác sĩ Ngọc Lương phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Theo ngành Y đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận hi sinh tuổi thanh xuân của mình chỉ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu Y khoa, trong khi bạn bè vu vi đây đó khắp trời tây. Thời gian học đâu có nhiều nhặn gì chỉ từ 6-8 năm mà thôi, trong khi sinh viên Y vẫn còn ăn bám bố mẹ thì bạn bè đã ổn định sự nghiệp, gia đình đề huề. Bỏ bao thời gian, công sức,tiền bạc khi ra trường phải tiếp tục học chuyên khoa I, II, thực hành rồi vài ba năm mới được khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Không chỉ vậy theo nghề Y áp lực bài vở, kiến thức nhiều, sinh viên lúc nào cũng phải gồng mình lên để cạnh tranh với bạn bè xung quanh. Không ít người bỏ cuộc giữa chừng, có những bạn vì quá căng thẳng áp lực đã phải vào viện Tâm Thần để điều trị. Học ngành Y đâu phải là sáng tối cắp sách lên giảng đường, thư viện để học đâu, một buổi học trên lớp, một buổi trực ở viện liên tục, thời gian để cho bản thân nghỉ ngơi cũng khó.
Hành nghề Bác sĩ lương thấp đãi ngộ không dám đòi hỏi
Ai cũng nghĩ theo học ngành Y ra trường kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn nhưng thực tế lương Bác sĩ mới ra trường chỉ từ 5-6 triệu, xin việc cũng đâu có dễ dàng gì. Cố gắng trụ lại ở các thành phố lớn tiền lương chẳng đủ trang trải cuộc sống, về quê làm việc thì lương thấp khiến cho đam mê nhiệt huyết với nghề cũng hao hụt dần.
Nữ điều dưỡng viên Minh Hà làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược buổi tối cho biết: Nhiều Bác sĩ trẻ chấp nhận làm việc không lươn 3 tháng, 6 tháng… sau đó lại điều đi khoa khác không hợp với đam mê. Trong khi các Bác sĩ, cán bộ nhân viên Y tế khác thì đồng lương bèo bọt, không đủ nuôi sống chính bản thân mình huống chi gia đình, con cái. Cố gắng nỗ lực hi sinh vì một nghề “cao quý” vất vả rèn luyện để cứu người nhưng khó mà gắn bó, trụ lại với nghề. Không ít người thầy thuốc phải làm thêm các ngành nghề khác hoặc đăng kí làm thêm ở bệnh viện, phòng khám tư để trang trải cho gia đình.
Bởi vậy mới dẫn đến hiện tượng các Bác sĩ làm việc ở bệnh viện công xin nghỉ việc, thậm chí bỏ việc không phải vì lương thấp mà nỗi lo bạo hành, hành hung nhân viên Y tế của người nhà bệnh nhân. Hành nghề Y để cứu nhân độ thế nhưng chính mình cũng đang chịu cái án “tử thần” có thể trút xuống đầu mình bất cứ lúc nào.
Có nghề nào bạc bẽo hơn nghề Y
Xã hội tung hô nghề Y nghề cao quý nhưng chẳng ai thấu sự thực đằng sau hai từ “cao quý” ra sao? Những người trong nghề vẫn nói với nhau về cái “bạc bẽo” trong nghề. Bác sĩ cứu cả hàng nghìn, hàng vạn người đó là nghĩa vụ phải làm nhưng chỉ một chút sai sót nhỏ thì cả dư luận sẵn sàng nhảy bổ vào để chửi rửa, miệt thị, chỉ trích, phán xét với những lời lẽ khinh bỉ, sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng coi như đổ bể, danh dự cũng bị chà đạp không thương tiếc.
Giảng viên Tuấn Anh công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bác sĩ chỉ dành nhiều thời gian cho bệnh nhân thì có lỗi với con cái với gia đình, chuyện này chẳng ai để làm gì nhưng chỉ cần Bác sĩ nghỉ làm việc “đúng giờ” cũng bị coi là thiếu trách nhiệm với bệnh nhân thậm chí quy tội không có Y đức. Bác sĩ cố gắng nỗ lực bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho người bệnh còn mình ốm đau cũng mặc chẳng dám kêu thân.
Không chỉ vậy nghề Y còn chịu rất nhiều ràng buộc như gia đình, bệnh nhân Y đức, ngay cả bảo hiểm Y tế cũng muốn can thiệp vào trong khi người làm bảo hiểm không có chuyên môn. Làm người thầy thuốc chẳng mong mọi người cứ mãi tung hô mà chỉ cần nhìn nhận xem xét mọi việc đối xử công bằng như bao người bình thường khác đó đã là một điều hạnh phúc.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn