Sử dụng nước sạch bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nước sạch có mùi lạ, mùi khét và có một số thành phần vượt ngưỡng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nước ô nhiễm gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người dân?

Nước sạch bị nhiễm dầu thải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Hà Nội

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Nhưng đi liền với sự phát triển kinh tế là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng của môi trường trong đó có môi trường nước. Vậy ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước đến sức khỏe của con người như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Theo tin tức cập nhật cho thấy, với thực tế quản lý nguồn nước hiện nay tại nước ta, nguồn ô nhiễm, nguồn thải độc có nhiều rất cơ hội xâm nhập vào nước đầu nguồn, hệ thống nước mặt, hệ thống sản xuất nước sạch, thậm chí từ đường ống bơm tới nhà dân qua nhiều “lỗ hổng”.

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước sạch do đâu?

Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung chất lượng nước, nguồn nước bị nhiễm bẩn, gây nguy hiểm cho người sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và các hoạt nghỉ ngơi, giải trí.

Ô nhiễm nước thường có 2 nguyên nhân:

  • Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
  • Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, dầu thải dầu máy vào môi trường nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước sạch do con người cố tỉnh đổ dầu thải

Nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao?

Nguồn nước ô nhiễm gây bệnh bướu cổ

Theo Bệnh phát sinh ở những nơi trong đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt, ví dụ: vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 200 micro gam iốt, nếu không đủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra. Tuy nhiên, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như giới tính, địa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội.

Nguồn nước ô nhiễm gây bệnh do tiếp xúc với nước

Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh trong nước ví dụ như bệnh sán máng (Schistosomia). Những người bơi, lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống có thể bị nhiễm các ấu trùng sán máng do các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước có thể xuyên qua da người đang bơi hoặc lội trong nước và gây viêm da.

Nước ô nhiễm gây các bệnh về ngoài da, mắt, phụ khoa

  • Hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm
  • Đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp
  • Viêm âm đạo, v.v.

Cách lây truyền: Truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước hoặc phải dùng nước không sạch để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

 Nguồn nước ô nhiễm gây bệnh do Nitrit và Nitrat cao trong nước

Theo Dược sĩ Minh Anh (công tác tại Cao đẳng Dược Tp.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Nitrit có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư. Nitrat là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của chất hữu cơ trong tự nhiên. Nitrat cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng Nitrat trên 10 mg/l có thể gây bệnh tím tái cho người sử dụng (đặc biệt đối với trẻ em).

Nước nhiễm độc gây nhiều loại bệnh cho người dùng

Nguồn nước ô nhiễm gây bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học gây ra

Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất độc hoá học dùng trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp như: kim loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư.

– Chì (Pb): Nước có các khí CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hoà tan chì ở ống dẫn nước, dụng cụ đựng… hàm lượng chì vượt quá 0,01mg/lít gây nguy hại cho sức khoẻ.

– Đồng (Cu): Nước thải công nghiệp là nguyên nhân của việc nước có kim loại đồng và hàm lượng đồng vượt quá 1mg/lít gây ngộ độc cho con người.

– Asen (thạch tín): Hàm lượng Asen quy định không vượt quá tiêu chuẩn 0,01mg/lít đối với nước ăn uống. Khi bị nhiễm độc Asen, người dùng nước có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Sừng hoá da, gai nhọn ở hai bàn tay và bàn chân, ấn vào thấy đau.
  • Xuất hiện các nốt màu sẫm hoặc mất màu trên da ở lưng và vùng bụng, những nơi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Sau 15-20 năm kể từ khi phát hiện, người bị nhiễm độc Asen có thể chuyển sang giai đoạn ung thư.

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM khuyến cáo, người dân khi thấy các triệu chứng bất thường của sức khỏe nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời!

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới