Những bài thuốc chữa bệnh từ rau xanh ít ai ngờ
Rau cung cấp chất xơ thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể. Ngoài ra, trong đông y rau còn có nhiều công dụng làm thuốc nếu biết cách sử dụng. Ví như rau cần ta chữa các bệnh cao huyết áp, rau muống có thể giúp ổn định đường huyết…
- Đặc trị đái tháo đường bằng Đông – Tây Y kết hợp
- Bài thuốc Đông Y thần kì cứu người Bệnh Viện trả về
- Mách bạn củ ấu sừng trâu chữa bệnh trĩ
Bài thuốc từ rau cần ta
Tên khoa học của rau cần ta là Oenanthe stolonitera, thuộc họ hoa tán (Umbelliterae). Bộ phận dùng toàn cây chưa già trừ gốc và rễ. Dùng chín hoặc tái.
Theo đông y, rau cần có tác dụng lợi tiểu, giúp thận thanh trừ các độc tố, bài tiết các chất thải được thuận lợi. Thanh can, giúp gan giải độc, lọc độc. Trong rau cần có nhiều vitamin C, một ít vitamin E, B, A… muối kali, một số các dưỡng chất quý có lợi cho việc chống lão hoá cơ thể. Dùng nhiều làm người nhẹ nhõm, thoáng đãng, ăn ngon, ngủ yên, chống nhức mỏi giảm mỡ máu, giảm axit uric, tăng cường chức năng gan, thận.
Đặc biệt có thể phòng ngừa, điều trị được bệnh cao huyết áp, bệnh xơ cứng thành mạch máu, giảm dược nguy cơ nghẽn mạch do cục máu đóng, khỏi được chứng xuất huyết dưới da (không phải do giảm tiểu cầu). Dẹp yên bệnh chảy máu cam do phế nhiệt, chứng tiện huyết do thận nhiệt còn có khả năng phòng chống chế ngự được các bệnh ung thư phổi, phế quản, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ con.
Liều dùng: Người lớn dùng ngày 200- 300gr nấu thành canh hoặc xào tái chia 1-2 lần/ngày lúc không no không đói: 9h sáng và 9h tối. Có thể phối hợp với cà chua hoặc giá đỗ. Liệu trinh: từ 5-7 ngày X 10-12 liệu trình/năm.
Chú ý: Trẻ em dùng it phát huy tác dụng. Người thận dương hư tiểu đềm thì tránh dùng.
Bài thuốc chữa bệnh từ rau muống
Rau muống vốn là họ bìm bìm (convotvulaceae). Bộ phận dùng: những đoạn ngọn còn non. Cách dùng: luộc chín vừa hoặc nấu thành canh.
Công dụng: Đỡ xót ruột do thiếu rau xanh, mát gan, sinh tinh, lợi sữa, nhuận tràng cung cấp nguồn xenlulo dồi dào khiến quá trình tiêu hóa được thuận lợi, suôn xẻ rất tốt cho sức khỏe.
Chúng còn có tác dụng dẹp được chứng háo, rảo trong dạ dảy, hạn chế được sỏi thận, nhất là soi mật, ổn được trĩ nội, dịu được trĩ ngoại, hạn chế được bệnh phì dại tiền liệt tuyến, giảm được bệnh sa tinh hoàn và sa dạ con. Cung cắp cho cơ thế nhiều dưỡng chất vi lượng quý như các vitamin C, B2, B6, các muối hữu cơ, nhiều nhất là gốc Fe.
Dùng lâu ngày dạ ổn định dường huyết (tron ngọn rau muốn còn có một số chất có cấu trúc hoá học gần giống insulin), ổn định huyết áp, yên định tim mạch, tăng sức đàn hồi thành mạch máu (cũng tức là giúp hạn chế được chứng đột quy do tai biến não). Phòng ngừa được bệnh rối loạn thần kinh tim và nhồi máu cơ tìm. Giúp hình thể thon thả, nhanh nhẹn, mịn màng da dẻ, có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Liều dùng: Người lớn ngày 200- 500gr ăn 1-2 lần/ngày lúc không no không đói khoảng 9h sáng vả 3h chiều ăn nhạt hoặc ăn trước bữa ăn cũng được
Liệu trình: 5-7 ngày X 10-15 liệu trình/năm, có thể tăng liệu trình nhiều hơn cũng được. Chú ý: có kinh nghiệm cho rằng trong khi dang có vết thương nếu ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn