Tác dụng kì diệu từ cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, đinh lăng được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe và là thần dược dành cho các bà mẹ sau sinh.
- TS Vũ Nam và công trình tìm ra công dụng của cây trà dây
- Những cách chăm sóc hiệu quả cho người đau dạ dày
- Dấu hiệu cơ bản nhận biết viêm gan B
Bạn đã biết hết công dụng của cây đinh lăng?
Điều kì diệu là các bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
Công dụng từ các bộ phận của cây đinh lăng.
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng, Trong y học cổ truyền Việt Nam, bài thuốc dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con. Rễ đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, sức đề kháng cho cơ thể vì trong rễ đinh lăng chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1.
Lá đinh đăng chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cơ thể. Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo” bởi nó có tác dụng gần như với nhân sâm.
Thân cành đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây có thể chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp.
Những bài thuốc từ cây đinh lăng:
Chữa sưng vú và làm thông tia sữa: Dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, chia làm hai lần uống trong ngày, uống khi còn nóng.
Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa mệt mỏi: Dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày sẽ tăng cười sức dẻo dai của cơ thể.
Ðể chữa mụn nhọt: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Kết hợp rượu đinh lăng một lượng nhỏ hoặc lá đinh lăng qua xao phơi uống nước sắc đặc biệt tốt cho các bạn đang tập gym hoặc mong muốn nâng cao thể trạng hàng ngày. Nên kết hợp cùng luyện tập thể thao 30 phút hàng ngày.
Cây đinh lăng có tác dụng tốt cho những người tập gym.
Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải ra giường cho bé nằm, ngoài ra còn giúp bé ngủ ngon giấc hơn nhờ hương thơm của đinh lăng.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn