Tại sao nhiều cư dân hiện đại bị mắc bệnh trầm cảm?
Bệnh trầm cảm có thường xảy ra ở những người từ 18- 45 tuổi với nhiều ngành nghề khác nhau, và xảy ra với nhiều bệnh trạng khác nhau, nhiều người mắc bệnh mà không biết mình bị bệnh. Căn bệnh này sẽ chi phối tinh thần gây nên nhiều hành động không kiểm soát được của cơ thể.
- Bạn nên làm gì khi bị bệnh sơ cứng bì
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
- Đục thủy tinh thể bệnh nguy hiểm ở người già
Hôi chứng bệnh trầm cảm là gì?
Gần đây, trên mạng Internet đưa tin diễn viên Hoa ngữ Kiều Nhậm Lương qua đời khiến nhiều fan bất ngờ, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nam diễn viên này là do bị trầm cảm kéo dài, cái chết được tìm đến như một sự giải thoát. Không chỉ Kiều Nhậm Lương, còn rất nhiều diễn viên và người nổi tiếng khác từ Châu Á đến Hollywood đã đánh mất sinh mạng vì căn bệnh này. Vậy bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý khiến cho người bệnh có tâm trạng chán nản, buồn rầu, hoặc đơn giản chỉ là ăn không ngon, ngủ không được và chẳng có hứng thú với cuộc sống, công việc hay học hành đều mang đến gánh nặng tâm lý cho những người mắc bệnh.
Người mắc bệnh thường hành hạ bản thân mình, luôn có tâm trạng tồi tệ, tìm đến cái chết và tự sát nhiều lần.
Nguyên nhân gây nên trầm cảm ở mỗi người là khác nhau, ở nữ thường nhiều hơn nam giới, bởi di truyền hoặc có thể là do thay đổi nội tiết tố. Và có thể người mắc bệnh có những biến cố trong gia đình cũng, cuộc sống như stress trong công việc, người thân mới mất, mới li dị và nhiều những tác động khác khiến người bệnh không muốn giao tiếp với bạn bè, gia đình và thu mình vào trong vỏ bọc của riêng mình.
Những biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là mất hứng thú và niềm vui trong cuộc sống, luôn có cảm giác tuyệt vọng, buồn bã, ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường, tư duy mất tập trung và không rõ ràng, mệt mỏi dễ cáu gắt, chậm chạp, không muốn chăm sóc bản thân, luôn nghĩ đến cái chết.
Tổ chức thế giới đã thống kê đến năm 2020, sẽ có 121 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này và trầm cảm trở thành căn bệnh phổ biến đứng thứ 2. Điều đó cho thấy tỉ lệ người mắc căn bệnh này đang tăng.
Song tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này rất khó khăn và không ai giống ai và thường là do tác động của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại không biết mình bị bệnh để điều trị. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người mắc bệnh tăng và tỉ lệ tử vong cao.
Làm gì để không mắc bệnh trầm cảm?
Bệnh trầm cảm có thể chữa được bằng những tư vấn tâm lý hay bằng thuốc chống trầm cảm và những cuộc đối thoại để giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân. Song vấn đề là nhiều người bệnh không biết mình bị bệnh thì làm sao có thể áp dụng phương pháp này. Bởi vậy, phòng tránh là cách tốt nhất để không mắc bệnh trầm cảm.
Bạn có thể giữ cho mình một lối sống lành mạnh bằng việc không sử dụng rượu, bia hay những chất kích thích như thuốc lá, cà phê.
Có kế hoạch vận động và giao tiếp nhiều hơn với mọi người.
Tìm cho mình một người bạn và trút hết những bầu tâm sự, những khúc mắc và giải tỏa nút thắt trong lòng bạn.
Hãy luôn lạc quan và tìm đến những công cụ giải trí để giải tỏa cuộc sống cũng như quen biết rộng rãi hơn, giao tiếp với nhiều người hơn.
Hãy luôn lạc quan để tránh bị trầm cảm
Trầm cảm như căn bệnh trầm kha của xã hội, thậm chí nó thường xuất hiện ở những người sống trong thành thị, bởi đây là tầng lớp dễ gặp những vấn đề về tâm lý và thường bị cô lập nhiều hơn ở nông thôn. Hãy tìm và trò chuyện với nhiều người hơn để giải tỏa vấn đề tâm lý của bạn, thực hiện từ thiện để bạn cảm thấy mình có ích với xã hội và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn