Tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể, có vai trò trong quá trình tổng hợp và phân giải axit nucleic và protein. Do đó việc bổ sung kẽm một cách đầy đủ cho trẻ có vai trò thúc đẩy trẻ hay ăn, chóng lớn và phát triển toàn diện.

Tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ

Thiếu hụt kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em còi cọc, chậm phát triển. Trên thực tế, có nhiều lý do khác nhau gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm. Tuy nhiên việc bổ sung kẽm cũng cần được nghiên cứu một cách kỹ lượng đung liều lượng để không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trong cơ thể có hơn 70 loại enzyme cần đến kẽm để thực hiện chức năng tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Do đó, trẻ em thiếu kẽm càng có nguy cơ cao còi cọc, chậm phát triển.

Kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhiều quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể bao gồm sự phát triển và phân ly của tế bào, quá trình trao đổi chất. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng này sẽ làm cản trở sự phát triển thể chất và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Từ đó, góp phần làm gia tăng đáng kể nhiều bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ. Còn bổ sung kẽm đủ giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein.

Cơ thể sử dụng kẽm để chống lại tình trạng nhiễm trùng, đồng thời sản sinh ra tế bào mới. Kẽm là nhân tố rất quan trọng trong việc chữa lành các thương tổn trong cơ thể đồng thời sản sinh DNA, thiết lập bản đồ di truyền trong mỗi tế bào cơ thể.

Kẽm còn là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sinh lý bình thường, nâng cao sức khỏe sinh sản. Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của kẽm. Cơ thể chỉ có thể hấp thụ khoảng 30% tổng lượng kẽm nạp vào qua một số loại thức ăn, do đó thiếu hụt kẽm là vấn đề thường xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt kẽm

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hậu giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM _ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Cơ thể bổ sung nguyên tố kẽm chủ yếu thông qua đường ăn uống. việc cơ thể trẻ thiếu hụt kẽm có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung kẽm cũng tăng cao, nếu mẹ không bổ sung đủ lượng kẽm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra bị thiếu hụt kẽm.

Thứ hai là do cơ thể bé hấp thu nguyên tố vi lượng kẽm kém hiệu quả. Điều này được giải thích do lượng vi chất đồng cơ thể hấp thụ quá cao hoặc do chứng rối loạn kém hấp thụ đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu hụt kẽm.

Bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ như thế nào là đúng cách?

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể tuy nhiên khi bổ sung kẽm cho cơ thể cũng cần được tính toán sao cho đúng cách để tránh việc nạp quá nhiều kẽm vào cơ thể gây những phản tác dụng không đáng có. Kẽm không chỉ được bổ sung thông qua nguồn thức ăn hằng ngày mà còn có trong các dạng thực phẩm chức năng. Vì vậy khi bổ sung kẽm cho trẻ quá lượng cho phép cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những biến chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau đầu hay co thắt bụng. Tiêu thụ kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả ngộ độc lâu dài.

Khi trẻ có các dấu hiệu như chán ăn, chậm lớn, tóc và móng tay, móng chân dễ gãy rụng, trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tiến hành các

xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và phân tích sợi tóc của bệnh nhân để đo hàm lượng kẽm.

Nếu trẻ được chẩn đoán thiếu hụt kẽm thì tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà bố mẹ sẽ có kế hoạch bổ sung kẽm cho đúng cách. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất toàn diện nhất.

Bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Cho trẻ ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn; các loại thịt gia cầm; hàu; lúa mạch, hạnh nhân và các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thụ kẽm cho cơ thể bố mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, bưởi…

Đối với các bé biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung chứa vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới