Tâm sự đẫm nước mắt của những bác sĩ phải giấu nghề
Đó là câu chuyện xuất phất từ những định kiến, thị phi và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các y bác sĩ đang công tác ở bệnh viện 09 Hà Nội. Họ sẽ phải là người “đứng mũi chịu sào” trước mối nguy từ bệnh nhân và cái nhìn thiếu thiện cảm từ xã hội.
- Vì sao không ai muốn làm Bác sĩ tâm thần?
- Nỗi đau người Bác sĩ nào ai thấu
- Vì sao Nữ Bác sĩ thường sở hữu đường tình duyên đứt đoạn?
Nước mắt của những bác sĩ phải giấu nghề
Chỉ người trong cuộc mới hiểu
Bệnh viện 09 (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi dành riêng cho bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Nơi mà cái sự sống và cái chết chỉ còn một khoảnh khắc mong manh, khi người ta nhận thấy mình chẳng còn mấy thời gian tồn tại nữa cũng lại là nơi mà các y bác sĩ bệnh viện phải gồng mình chống lại với những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Đó là câu chuyện của bác sĩ chuyên khoa sau giờ làm ở bệnh viện thì về nhà lại là một bác xe ôm đúng hiệu để trang trải thêm cho cuộc sống, để mua cho con trẻ hộp sữa, đó là những lúc bệnh nhân bị rối loạn tâm thần khi bệnh HIV/AIDS ở giai đoạn cuối cầm dao rượt đuổi Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng viên…..rồi họ bị ảo giác nên có những hành động náo loạn, mất kiểm soát về hành vi cực kỳ nguy hiểm khác nữa….tất cả đã mang đến những rủi ro thực sự khôn lường cho những thầy thuốc nơi đây.
Nếu đi trực đêm ở đây thì quả thực có thể nói là “cực hình” dành cho nhiều cô sinh viên thực tập lần đầu tiên nhìn thấy những bệnh nhân của mình nhưng cũng là những đối tượng thực sự nguy hiểm ngoài xã hội ngoài kia. Hầu hết các bệnh nhân HIV/ADIS đều xuất thân từ các bộ phận khá đặc thù như gái mại dâm, đâm thuê chém mướn hay dân anh chị, xã hội đen….bản tính hung hăng, không chịu hợp tác điều trị và thường có thái độ chống đối bác sĩ, Điều Dưỡng viên trong quá trình điều trị lâu dài khiến cho bệnh tình có thiên hướng nghiêm trọng lên và cái chết dường như chưa bao giờ gần họ đến thế. Và những người thầy thuốc tận tụy nơi đây cũng đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, có khả năng nhiễm các bệnh lao kháng thuốc, nấm y học và một số bệnh truyền nhiễm khác viêm gan B,C,E, một bác sĩ ở Bệnh viện 09 Hà Nội chia sẻ thêm.
Bệnh viện 09 Hà Nội
Cán bộ y tế ở bệnh viện 09 mất nhiều hơn được
Cái nhìn của xã hội hiện nay đã có phần cởi mở và thoải mái hơn nhiều so với trước đây. Điều đó không có nghĩa là những người ngày đêm tiếp xúc, túc trực, điều trị cho bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối đời không phải nhận cái nhìn đầy phân biệt từ bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí còn những người thân không thông cảm cũng rất khó để làm việc và hết mình với sự nghiệp đầy thị phi này. Một bạn sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có anh trai đang công tác tại bệnh viện còn kể: Anh đẹp trai, thông minh, giỏi giang và cực kỳ tâm lý nhưng cứ yêu ai mà nói về công việc thì người ta lại chia tay. Thế nên đến giờ anh trai bạn vẫn chưa lập gia đình dù đã 35 tuổi. Và câu chuyện đó cũng không phải là hiếm đối với những cán bộ y tế hiện đang công tác và làm việc ở bệnh viện 09 Hà Nội dành cho các bệnh nhân mắc HIV/ADIS giai đoạn cuối. Thời gian càng ngắn thì lương tâm của người bác sĩ càng phải kiên trung, vững vàng vì chỉ cần một sai sót nhỏ thôi thì họ cũng đã phải đánh đổi cả cuộc đời và tính mạng của mình. Mối nguy từ bệnh nhân cộng với sự phân biệt đối xử của cộng đồng cũng như dân cư nơi cư trú.
Theo chia sẻ của bác sĩ có nhiều năm công tác tại bệnh viện này thì chủ yếu có đến 80% y bác sĩ và cán bộ công tác ở đây là cán bộ tỉnh lẻ, không xin được việc ở vị trí tốt nên chấp nhận công việc đầy nhọc nhằn và chứa đựng nhiều rủi ro, đầy hi sinh ở đây. Nếu như các y bác sĩ ở bệnh thông thường khác phải hi sinh 10 thì ở bệnh viện 09 dành cho các bệnh nhân bị HIV/ADIS giai đoạn cuối thì phải là 20, 30. Mức thu nhập cũng khá eo hẹp khiến nhiều người phải kiếm thêm những công việc khác để làm thêm trang trải cuộc sống, theo lời kể của một Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì chị có một cô bạn thân cực kỳ xinh xắn, tốt bụng lại vui tính nên được nhiều chàng trai theo đuổi. Cứ hễ chàng ấy biết về công việc của một Điều Dưỡng viên ở bệnh viện 09 thì lại tìm cớ để tránh xa. Vậy đấy, hi sinh cho công việc nhưng cũng là hi sinh cả đời mình đã khiến nhiều thầy thuốc ở đây mất đi những điều quý giá nhất trong cuộc đời. Điều đó liệu có đáng hay không?
Trang Minh – ytevietnam.edu.vn