Tây y áp dụng thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thường không thể điều trị bệnh một cách triệt để. Việc áp dụng thuốc Tây y để điều trị thường phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh có thể tham khảo.
- Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng dấm táo hiệu quả tại nhà
- Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng chớ nên coi thường
- Nhận biết triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh
Thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp tự nhiên như dùng tỏi điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hay dùng dấm táo thì việc dùng thuốc Tây y người bệnh cũng nên tham khảo và theo hướng điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng bệnh tái phát và phát triển mạnh hơn. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Nhóm kháng histamin H1
Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn và hủy từng triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, giảm những khó chịu đối với người bệnh. Trước đây việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thường sử dụng các loại thuốc như cinarizin, promethazin, cinarizin…Tuy nhiên thuốc này có yếu điểm là dễ gây buồn ngủ, bất tiện khi dùng nếu uống vào ban ngày, nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Hiện nay nhóm thuốc histamin H1 thế hệ mới được áp dụng trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng là loratidin, fexofennadin, acrivastin…được dùng dưới dạng uống và không gây buồn ngủ. Nhóm thuốc này cũng có dưới dạng xịt được dùng cho trẻ em như histamin phenyltolaxamin, centoxonium.
Nhóm thuốc gây co mạch giảm ngạt mũi
Loại thuốc được sử dụng trong nhóm này là ephedrin phối hợp với phenylephrin giúp người bệnh giảm đi những triệu chứng ngạt mũi, phù nề, giảm sưng. Tuy nhiên loại thuốc này thường gây những tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, nhức đầu, khó ngủ, run chân tay và chán ăn. Thuốc không được dùng cho những người có tiền sử các bệnh lý học như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.
Nhóm thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng dưới dạng xịt, nhỏ
Thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng dưới dạng xịt, nhỏ thường dùng loại thuốc như naphazolin khi sử dụng thuốc dưới dạng này thường có tác dụng ngay tức khắc, hiện tượng ngạt mũi biến mất ngay sau khi sử dụng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài thì hiệu quả này sẽ dần mất đi, trái lại còn tăng tình trạng bệnh, gây tác dụng phụ. Vì vậy một liều điều trị chỉ kéo dài nhất trong vòng 7 ngày.
Không nên áp dụng loại thuốc này cho trẻ em và trẻ sơ sinh vì tác dụng của thuốc gây co thắt mạch máu sẽ gây hoại tử niêm mạc mũi, co thắt mạch máu ở não, da, đầu các chi, nguy hiểm hơn là ở tim. Vì vậy nếu trẻ em bị bệnh viêm mũi dị ứng việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm thuốc Corticoid
Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc Corticoid thường được dùng là beclomethason, fluticason, budesonid được bào chế dưới dạng thuốc hít có tác dụng ức chế việc lành vết thương. Vì vậy việc sử dụng nhóm thuốc này để điều trị chỉ được dùng trong trường hợp đường hô hấp đã hồi phục. Người bị bệnh lao nên thận trọng việc sử dụng loại thuốc này vì thuốc ức chế miễn dịch sẽ khiến bệnh càng nặng thêm.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc Corticoid có thể gây đau đầu, kích ứng mũi, buồn nôn, hắt hơi, chảy máu cam. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc gây phát ban da và sốc phản vệ. Thuốc không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, một số trường hợp thuốc không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Người bệnh điều trị nên dùng đủ liệu trình, đúng thời gian thì mới có hiệu quả, tránh việc kháng thuốc.
Nếu trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng bị bội nhiễm, người bệnh có thể kết hợp với kháng sinh điều trị đồng thời với Corticoid, tuy nhiên cần phải lưu ý những tác dụng của thành phần thuốc để tránh Corticoid có thể làm giảm hiệu lực của kháng sinh. Nếu trường hợp nhiễm khuẩn nặng người bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh mạnh, sau khi khỏi viêm nhiễm sẽ tiếp tục dùng Corticoid theo đúng liệu trình điều trị.
Trên đây là một số tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trong việc dùng thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý điều trị sẽ nguy hiểm đến tính mạng và phát sinh ra nhiều bệnh lý khác nhau, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bệnh trở nên khó điều trị hơn.
Linh Phương–Ytevietnam.edu.vn