Tết cổ truyền dưới cái nhìn của giới trẻ
Có rất nhiều người cho rằng vì chúng ta ăn tết cổ truyền nên năng suất lao động của chúng ta thấp, nhưng việc nghỉ tết cổ truyền và năng suất lao động có liên quan gì đến nhau. Dưới đây là một số quan niệm trong đời sống giới trẻ về việc tết cổ truyền và hội nhập.
- Con gái khi yêu tuyệt đối không nên làm những điều này
- Nhận biết sự khác biệt thú vị giữa nam và nữ
- Đàn ông khỏe mạnh có nên gửi con giống vào “ngân hàng” bảo quản?
Bỏ tết cổ truyền để hội nhập có nên không?
Có nhiều ý kiến của nhiều người cho rằng chúng ta nên gộp tết cổ truyền và tết Tây để có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động của người Việt Nam. Rất nhiều người cho rằng việc bỏ tết ta là một việc hợp thời thế để Việt Nam có thể hội nhập.
Nhưng với quan điểm của giới trẻ và một số bạn du học sinh thì lại khác.
Tết là dịp đoàn viên và sum vầy, bởi có rất nhiều người đi làm ăn xa và làm ở những nơi gần chẳng hạn, nhưng do bộn bề của cuộc sống nên chỉ dịp tết là có thể đoàn viên và sum họp. Tết đem lại cho người ta cảm giác ấm áp, và đó là một ý niệm và mong ngóng từ năm này qua năm khác.
Hơn nữa, tết còn lưu giữ rất nhiều những giá trị truyền thống, những kỷ niêm gắn kết gia đình và mang đến những thông điệp vui tươi trong cuộc sống. Tết giúp chúng ta nhớ mình là ai, gia đình mình ở đâu.
Chỉ có điều khi nhiều người muốn chúng ta bỏ đi tết cổ truyền là đang đánh đồng ngày tết cùng cách chúng ta nghỉ tết. Chúng ta có thể bớt ăn nhậu, bớt đi một số thói quen không tốt nhưng không thể bỏ đi tết cổ truyền.
Mong được về nhà ăn tết với bố mẹ mỗi dịp tết là điều mà bất cứ một người con xa quê nào cũng muốn có được.
Vậy còn các bạn trẻ khác thì sao?
Theo ý kiến của nhiều bạn trẻ khác, tết và ăn tết cùng việc phát triển kinh tế xã hội và năng xuất lao động của nước ta là 2 vấn đề khác nhau, nó thuộc về quản lý và vấn đề vĩ mô.
Hơn nữa rất nhiều nước trong khu vực cũng phát triển nhưng họ đâu có bỏ tết cổ truyền.
Như độc giả trẻ Thanh Long đã nói: Tôi xin lỗi nếu chạm đến những người phát biểu nên bỏ Tết, nhưng tôi thấy bỏ tết là một suy nghĩ phiến diện. Hãy nhìn qua Hàn Quốc, Singapore . . . họ đâu có bỏ tết cổ truyền , điều quan trọng là ổn định vĩ mô, không tăng giá mỗi dịp tết đến . . .
Và có rất nhiều những ý kiến khác như: tết là một phong tục tập quán của hàng nghìn năm nay của dân tộc ta. Tết là chở về nguồn cội, nghĩa là phải giữ được hồn của dân tộc. . . – chia sẻ của độc giả Lê Văn Liệu.
Độc giả Thu Thảo cho rằng: bỏ đi phong tục truyền thống chẳng khác nào từ chối gốc gác của mình.
Hay độc giả Văn Quyền cũng nhấn mạnh: Việt Nam hoà nhập nhưng không thể hoà tan truyền thống dân tộc, nhất là những ngày tết.
Với tôi thì tết cổ truyền là ngày để nhà nhà sum vầy, là ngày mà con cháu muốn được về sum họp bên gia đình. Tết không phải là cách mà người ta kéo nền kinh tế chậm phát triển. Có những nước người ta cũng nghỉ tết nhiều hơn, nhưng kinh tế họ vẫn phát triển thì điều đó đến từ đâu.
Bởi vậy, với tôi tết là dịp để người ta trở về nguồn cội chứ không phải là một hủ tục để kéo kinh tế thụt lùi. Hãy giữ tết cổ truyền như những gì ta vẫn làm bấy lâu nay, có thay đổi phải chẳng là cái cách mà chúng ta ăn tết.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn