Cây cỏ nhọ nồi thường mọc nhiều ở các vùng quê, cỏ có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm Và loại cỏ này được dùng trong một số bài thuốc trị lao phổi. Các làm bạn chỉ cần dùng 20g cây nhọ nồi khô, dưới dạng thuốc sắc lên uống là được.
- Bách hợp:
Theo các vị thuốc Nam, thì bách hợp được dùng trị lao phổi, hoặc các bệnh khác như ho có đờm, thổ huyết, viêm phế quản. Cách làm bài thuốc này cũng rất đơn giản bạn có thể dùng bách hợp tươi với liều 30g, giã và vắt lấy nước uống hàng ngày, hoặc không bạn có thể sắc nên uống.
- Cam thảo bắc:
Trong cam thảo bắc có tác dụng kháng một số vi khuẩn gây bệnh rất tốt. Và Cam thảo được dùng trị bệnh lao phổi, ho và viêm phế quản. Bạn chỉ cần dùng ngày dùng 5 – 10 g dưới dạng thuốc sắc uống thay nước hàng ngày, hoặc có thể sử dụng cam thảo khô tán bột uống.
- Xuyên tâm liên:
Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Bệnh lao phổi phổi rất hữu hiệu. Loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khác.
- Bối mẫu:
Các chất có trong loại thảo dược này được nghiên cứu là có tác dụng ức chế ho. Nó được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để điều trị lao phổi thổ huyết, ho gà, viêm họng. Ngày dùng 4 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hay có thể tán khô dùng thuốc bột.
- Đẳng sâm:
Rễ đẳng sâm có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch.
Nó được dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ toàn thân, cầm máu. Ngày dùng 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.
Ngọc trúc thảo dược hỗ trợ điều trị bênh lao phổi.
- Mạch môn:
Theo thầy thuốc tư vấn thì trong mạch môn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp như: long đờm, chống viêm; dùng chữa ho khan, đặc biệt là chữa lao phổi nóng âm ỉ về chiều sốt cao. Ngày dùng 12 – 20 g dạng thuốc sắc uống thay nước.
- Ngọc trúc:
Trong y học cổ truyền, ngọc trúc được dùng chữa ho khan khô khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, hư lao. Ngày dùng 6 – 12 g dạng thuốc sắc.