Thầy thuốc hướng dẫn các công thức rượu ngâm thuốc đơn giản dễ làm

Ngâm rượu kết hợp cùng các vị thuốc Đông Y có tác dụng bồi bổ khí huyết, kích thích tiêu hóa, khỏi ho… Dưới đây là một số công thức rượu ngâm thuốc đơn giản dễ làm tại nhà.

Thầy thuốc hướng dẫn các công thức rượu ngâm thuốc đơn giản dễ làm

Thầy thuốc hướng dẫn các công thức rượu ngâm thuốc đơn giản dễ làm

Sau đây là một số công thức rượu ngâm với vị thuốc dễ kiếm trong nhà:

Rượu hoàng kỳ

Bài thuốc: Hoàng kỳ 60g, Rượu gạo 500g.

Cách điều chế: Bác sĩ YHCT Phạm Văn Hữu giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, rượu này được chế như sau: nghiền vụn hoàng kỳ, cho vào bình đựng, cho rượu vào, bịt kín, ngâm 7 ngày, mỗi ngày đảo bình một lần là được.

Công hiệu: Bổ khí, khoẻ tỳ, trị ra mồ hôi.

Công dụng: Chữa các chứng bệnh: tỳ vị hư yếu, ăn ít, nhịp thở ngắn, tứ chi vô lực, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, khí hư, lòi dom.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Rượu linh chi

Bài thuốc: Linh chi 30g, Rượu trắng 500g.

Cách điều chế: Thái mỏng linh chi, cho vào bình đựng, đổ rượu trắng vào, ngâm 7 ngày là được.

Công hiệu: Dưỡng huyết an thần, ích tinh, đẹp sắc mặt.

Công dụng: Chữa chứng: thần kinh suy nhược, tiểu hoá không tốt, ho suyễn. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Rượu gừng đường

Bài thuốc: Gừng tươi 100g, Đường cát 200g, Rượu nếp cái hoa vàng 1000g. Cách điều chế: Trước hết thái mỏng gừng tươi, cho vào bình đựng cùng với đường cát và rượu, bịt kín ngâm 7 ngày là được.

Công hiệu: ích tỳ, ấm kinh lạc, tán hàn

Công dụng: Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, rượu này chữa chứng: cơ năng tiêu hoá kém dẫn đến tình trạng nhạt mồm, ăn không thấy mùi vị, không muốn ăn uống, hoặc lạnh trong dạ dày, nôn nửa và hơi cảm mạo, phụ nữ hành kinh đau bụng.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g. Phàm những người âm hư nóng trong, sốt đêm ra mồ hôi trộm, miệng khô lưỡi đỏ thì kiêng uống.

Rượu ngâm gừng tại nhà

Rượu riềng

Bài thuốc: Cao lương khương (riềng) 70g, Rượu Vàng lượng vừa đủ.

Cách điều chế: trước hết nướng riềng cho đến khi mùi thơm, giã dập ra cho rượu vào nấu sôi lên là được.

Công hiệu: ấm dạ dày, thông khí, khỏi đau trừ phong

Công dụng:Chữa chứng: lạnh dạ dày, nôn mửa, khoang bụng lạnh đau, tả, lỵ nôn mửa.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ tương ứng 15-20g.

 Người ấn hư lại nóng sốt kiêng dùng.

Rượu vỏ cam

 Bài thuốc: Vỏ cam 500g. đường cát thích hợp, Rượu trắng 400-1300g.

Cách điều chế: Trước hết rửa sạch vỏ cam, thái vụn, sấy với nhiệt độ 150°C đến khi cứng lại thì thôi, sau đó nghiền thành bột, ngâm trong rượu trắng 2 tháng, lấy ra lọc đi cho thêm đường cát, khuấy đều lên là được.

Công hiệu: thông khí, khoẻ tỳ, giải đờm, hạ nghịch, khỏi nôn.

Công dụng: Chữa trị các chứng:ứ khí trong tỳ vị làm chướng đau khoang bụng, tim đau nôn mửa.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

Rượu nho nước gừng

Bài thuốc: Gừng tươi: 50g, rượu nho: 500g.

Cách điều chế: Trước hết rửa sạch gừng tươi, phơi khô dưới bóng mát, giã nát, cho vào rượu ngâm 3 ngày, lọc bà gừng là được.

Công hiệu: Khoẻ dạ dày, khử thấp, tán hàn khỏi đau.

Công dụng: Chữa chứng nghẹn khí nấc, bụng đau tính hàn.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50g.

Rượu nho rất tốt cho sức khỏe

Rượu Phật thủ.

Bài thuốc: Phật thủ 30g, rượu trắng 1000g.

Cách điều chế: Trước hết rửa sạch phật thủ, dùng nước sạch ngâm mềm rồi sắt thành những thỏi vuông, phơi khô dưới bóng mát, cho vào hũ đựng, rồi cho rượu vào, bịt kín, ngâm 6 ngày đảo 1 lần, ngâm 10 ngày rồi lọc đi là được.

Công hiệu: sơ can, điều hoà khí, tiêu thức ăn, giải đờm.

Công dụng: Chữa chứng : ngưng đọng khí trong gan, tính tình bị ức chế khí trong tỳ vị ứ lại, không thiết ăn uống, thường lo nghĩ không vui, bụng đau nôn mửa, ho ra nhiều đờm.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ tương ứng 15-20g.

Minh Huệ – Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version