Theo nghề Y người trong chán, kẻ ngoài thèm khát

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sau hàng loạt những bức bối xảy ra trong nghề Y đặc biệt nhân viên y tế bị hành hung vô cớ mà  chưa có chế tài xử lý, bênh vực khiến người trong cuộc chán nản.

Theo nghề Y –  trong chán ngoài thèm

Thời gian vừa qua dư luận đã dậy sóng khi các trường đại học Y phải hạ điểm, một loạt các bác sĩ xin nghỉ việc, các sự cố y khoa xảy ra liên tiếp, nhân viên y tế bị hành hung khi đang cố gắng cấp cứu cho người bệnh… những vấn đề này không hề nhỏ đã khiến số lượng thí sinh đăng kí hồ sơ học ngành Y giảm rất nhiều. Thậm chí nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu sinh viên. Bạn Thu Hạnh theo học Trung cấp y chia sẻ: Có thể ngành Y không còn chiếm vị trí top đầu nữa, rất nhiều thí sinh chọn học Ngoại Thương, Công an hoặc các ngành có thời gian học thấp hơn. Trong khi học ngành  Y kéo dài vất vả, nhiều bạn không đảm bảo kinh tế, khả năng sẽ khó mà theo học.

Anh Minh Thắng trưởng điều dưỡng viên tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Rất nhiều người trong ngành cũng cho biết ngành Y học vất vả, công việc áp lực cao nhưng đồng lương không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Thậm chí nếu cứ cố trụ ở thành phố chỉ đủ chi tiêu còn gia đình ở quê nheo nhóc trông chờ không đủ chu cấp. Không chỉ vậy ngành Y dễ tai tiếng, dễ bị hiểu lầm, ai cũng nghĩ theo nghề y sướng, kiếm nhiều tiền, chẳng cần làm việc vất vả cũng có tiền dắt túi. Họ chỉ thấy bề nổi chứ không hiểu bản chất sự việc ra sao. Thực trạng nghề có thể hình dung qua câu nói “trong chán ngoài thèm” chỉ có những người đã bước vào nghề mới hiểu hết nỗi vất vả mà các nhân viên y tế gặp phải.

Nghề Y dễ bị xã hội lên án

Vốn dĩ xã hội luôn ưu ái vinh danh cho nghề Y bằng những mỹ từ “lương y như từ mẫu, thiên thần áo trắng…” nhưng khi có sự cố xảy ra cả đám đông xúm vào chửi rủa, miệt thị không thương tiếc. Thậm chí cứ thấy người ta chửi sẽ chửi theo như một hiệu ứng đám đông lan tỏa trên mạng xã hội.

Ngọc Phượng điều dưỡng viên tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Bao năm trong nghề mới thấu đầu vào ngành Y khó, đầu ra cũng không ít gian truân. Ra trường cứ hi vọng cày cuốc kiếm tiền để trả nợ bao năm ăn học nhưng nhận mức lương thấp, cả ngày chỉ quẩn quanh ở bệnh viện. Đàn ông theo nghề y còn đỡ phụ nữ không có thời gian chăm sóc gia đình, con cái hay bản thân mình. Vậy nhưng đây lại là nghề dễ bị xã hội lên án, một số người bệnh còn có thái độ coi thường những điều dưỡng viên, nhân viên y tế.

Dẫu bị đối xử bất công nhưng đa số người hành nghề y im lặng bỏ qua cũng vì miếng cơm manh áo hoặc không muốn làm ảnh hưởng đến công việc. Đa phần họ không đủ tài chính theo một vụ kiện nếu lỡ có xảy ra chuyện không may nào đó trong quá trình hành nghề. Thậm chí có một số bệnh nhân lúc cần chữa bệnh thì ân cần săn đón, về sau đã khỏi bệnh hoặc không dứt điểm họ sẵn sàng xổ toẹt mọi thứ, rồi lên án Bác sĩ không có tâm.

Bác sĩ Hữu Định phụ trách giảng dạy Cao đẳng Dược văn bằng 2 học cuối tuần chia sẻ: Khi nghe đứa con trai không làm hồ sơ đăng kí học ngành Y nữa mình thấy mừng thầm bởi vì nghề quá vất vả rồi nó sẽ lại đi vào lối mòn tôi đã đi trong cuộc đời mình. Dù cố gắng tận tâm cống hiến nhưng vẫn không thể tránh khỏi những mệt mỏi, phiền muộn trong nghề….Thậm chí những người đứng đầu cũng chưa thể đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế của mình.

Trước đây cố gắng nỗ lực để theo ngành Y bằng được thì giờ lại thêm chán nản, đã từng có ý định từ bỏ nghề nhưng y nghiệp đeo đuổi bấy lâu nay rất khó để chối bỏ niềm đam mê đã ăn sâu vào máu.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới