Thời tiết hanh khô, cần đề phòng những bệnh mùa đông sau
Bệnh mùa đông xuất hiện khi trời trở rét, hanh khô kéo dài khiến các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có điều kiện sinh sản và phát triển, tấn công hệ miễn dịch con người gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
- Điểm mặt 10 căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa đông
- 8 nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh khô da mùa đông
- Con số giật mình: 70% trẻ em mắc bệnh hô hấp vào mùa đông
Phát ban
Theo thống kê, phát ban, mẩn ngứa là bệnh lý xảy ra với 15 – 20% dân số vào mùa đông.
Phát ban do chất histamin – nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng dị ứng trên da gây nên. Dấu hiệu của phát ban là các vùng da bị sưng, đỏ, ngứa có kích thước khác nhau, có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.
Những vết phát ban này thường tự mất, người bệnh không cần đi khám bác sĩ. Tuy nhiên trong số trường hợp, phát ban có thể kéo dài đến cả năm, thời gian ngắt quãng khoảng 6 tuần. Rất khó để xác định nguyên nhân của hiện tượng phát ban cụ thể. Trong khi đó, điều trị phát ban thường nhầm với sốt phát ban do sởi và Rubella. Những tác động như gãi, kì xát..có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn.
Phát ban là bệnh mùa đông thường gặp ở phụ nữ và trẻ em hơn đàn ông.
Các nhà khoa học cho rằng những nguyên nhân chính dẫn đến phát ban bao gồm:
- Do dị ứng thuốc điều trị.
- Do dị ứng thức ăn (chiếm đến 90%), một số loại thực phẩm thường dị ứng bao gồm: trứng, cua, tôm, lạc, đậu tương….
Phù mạch
Phù mạch là bệnh mùa đông thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Bệnh phù mạch còn có tên gọi khác là Phù Quincke.
Dấu hiệu của bệnh lý phù mạch bao gồm:
- Lớp mô da dưới niêm mạc bị sưng vù.
- Thường xuất hiện ở các mô mềm như miệng, mi mắt và bộ phận sinh dục.
- Phù mạch không gây ngứa, không đỏ.
Phù mạch thường xuất hiện kèm với phát ban. Theo đó có 40% người bị phù mạch sẽ phát ban, 20% người chỉ bị phù mạch, 40% chỉ bị phát ban.
Phù mạch thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh do các phản ứng hóa học ở lớp da sâu được dự trữ trong tế bào mast.
Mày đay
Có khoảng 25% dân số trong thế giới từng bị mày đay ít nhất một lần trong đời. Mày đay thường xuất hiện trên cơ thể con người vào mùa đông do các nguyên nhân như:
- Do tác động vật lý bên ngoài như da bị cọ xát mạnh hoặc bị đè ép.
- Chứng vẽ nổi da.
- Do ánh mặt trời, do nước, do quá trình vận động làm tăng histamin trong cơ thể.
- Dị ứng một số loại thức ăn như bột mì, chuối…
- Mày đây cũng là nguyên nhân chính kéo theo cơ thể dẫn đến phát ban.
Mày đay cũng như các bệnh mùa đông khác không có một quy định riêng nào về điều trị, bởi bệnh có thể tự khỏi. Nếu tình trạng chuyển sang mạn tính thì người bệnh sẽ phải chung sống cùng mày đay cả đời mà không có thuốc đặc trị chấm dứt được bệnh.
Để điều trị mày đay hiệu quả cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị mày đay chính bao gồm uống thuốc giảm lượng histamin, mặc quần áo rộng, tránh các đồ uống có cồn và các loại thực phẩm gây bệnh.
Mày đay là bệnh mùa đông đơn giản, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy khi có các triệu chứng bất thường về bệnh, cần đến các Trung tâm y tế khoa Dị ứng, miễn dịch lâm sàng để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị cụ thể.
Giữ ấm cơ thể, thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp là cách để bạn bảo vệ mình trước những căn bệnh mùa đông cũng như tất cả các loại bệnh tật khác nói chung.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn