Thực đơn cho người bị bệnh gout vô cùng hiệu quả
Bệnh gút là một trong những bệnh lý học nguy hiểm và phát triển rất nhanh, gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do cơ thể chuyển hóa nhân purin có nguồn gốc từ các thực phẩm hàng ngày. Vậy việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng, thực đơn khoa học thì việc sử dụng thuốc sẽ nhẹ nhàng hơn đối với bệnh nhân.
- Dấu hiệu của bệnh gút qua từng giai đoạn phát triển
- Bệnh gút là gì? Bệnh gout có nguy hiểm không?
- Thuốc chữa bệnh gút và phương pháp điều trị
Mục tiêu thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout
Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi mà đa số bệnh nhân bị bệnh gout đều muốn tìm hiêu. Ở giai đoạn đầu, người bị bệnh gout chưa mắc phải những bệnh nặng, đa số đều khỏe mạnh. Vậy trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cần phải hạn chế tối thiểu mức purin có trong nguồn thức ăn hàng ngày để vào cơ thể, giảm lượng axit uric máu, ngăn chặn tình trạng bệnh và các cơn đau tái phát.
Đối với những người bệnh gout thì điều chắc chắn là nồng độ axit uric trong máu rất cao, nếu người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều chất đạm, nhận purin sẽ khiến cho thận không đào thải kịp chất này ra ngoài cơ thể, khả năng đào thải kém khiến nồng độ này trong máu tăng lên. Tuy nhiên theo cơ địa mỗi người mà thực đơn cho người bị bệnh gout cũng khác nhau nên cần phải xây dựng một thực đơn khoa học cho riêng mình.
Thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gout
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Nhóm thực phẩm này là nhóm có chứa hàm lượng purin rất cao, việc đầu tiên bạn cần phải làm là trong thực đơn hàng ngày phải hạn chế các thực phẩm này bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, các loại hải sản, các thực phẩm từ đậu, nấm, măng tây,giá đỗ…Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm chứa ít béo như thịt nạc, trứng, sữa ít béo, sữa không đường…Người bệnh nên lưu ý, chỉ nên cung cấp khoảng 10% protein trong tổng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
Chất béo trong cơ thể có tác dụng cung cấp năng lượng để cấu tạo tế bào và duy trì các hoạt động khác của cơ thể, chính vì vậy bạn không nên kiêng hoàn toàn cũng không nên ăn quá nhiều vì nó là tác nhân làm tăng trọng lượng cơ thể, nguyên nhân dẫn đến những cơn đau gout. Tổng lượng mỡ, chất béo có trong bữa ăn hàng ngày là chỉ khoảng 15-20% tổng giá trị dinh dưỡng bữa ăn. Các loại dầu nên tránh là dầu hướng dương, nên dùng các loại dầu là dầu vừng, dầu oliu để thay thế.
Nhóm rau củ quả
Người bệnh gout nên bổ sung thường xuyên các loại rau củ quả vào thực đơn hàng ngày vì hàm lượng purin chứa trong rau củ quả rất ít, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái mà không lo ngại các vấn đề phát triển của bệnh. Tuy nhiên bạn nên tránh một số loại rau như nấm, giá đỗ, măng tây. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng này hàng ngày cơ thể bạn sẽ không phải lo sự tái phát của bệnh gout.
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
Thực đơn hàng ngày đối với người bị bệnh gout không thể thiếu được các thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đây là thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong chế độ ăn của người bệnh gout. Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, khoai, sắn, bún…hầu hết các thực phẩm này có hàm lượng purin thấp nên rất an toàn cho cơ thể. Lượng tinh bột nên chiếm khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng trong các bữa ăn.
Trên đây là những tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trong việc điều chỉnh thực đơn cho người bị bệnh gout một cách khoa học. Tùy vào thể trạng sức khỏe, tình trạng bệnh và thói quen sở thích trong ăn uống mà người bệnh đưa ra những món ăn hợp lý tốt cho cơ thể của mình.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn