Thuốc điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả từ Tây y

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nổi mề đay hay thường gọi là mày đay là biểu hiện phản ứng trên da do tác động của các yếu tố bên ngoài hay thực phẩm cung cấp trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh gây nên nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau đây là phương pháp áp dụng thuốc điều trị bệnh nổi mề đay từ Tây y giúp mọi người tham khảo.

Thuốc điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả từ Tây y
Thuốc điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả từ Tây y

Thuốc điều trị bệnh nổi mề đay từ Tây y

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay do rất nhiều yếu tố gây nên. Việc áp dụng thuốc điều trị bệnh nổi mề đay cũng cần phải căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng phát triển của bệnh. Các loại thuốc dưới đây người bệnh chỉ nên tham khảo và không được tự ý điều trị.

Trường hợp người bệnh có triệu chứng của bệnh nổi mề đay, có thể dùng thuốc kháng histamin cho tới khi bệnh tự khỏi. Đối với trường hợp phù họng, thanh quản thì áp dụng việc tiêm adrenalin, dùng thuốc aminophyllin trong trường hợp người bệnh có biểu hiện co thắt phế quản kéo dài. Tuy nhiên việc tiêm thuốc vào tĩnh mạch cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu không sẽ gây ra tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đối với trường hợp người bệnh bị bệnh nổi mề đay mãn tính, điều trị dài ngày thì nên dùng thuốc corticoides, thuốc điều trị bệnh nổi mề đay corticoides không được áp dụng cho việc điều trị bệnh nổi mề đay cấp tính do tác dụng thuốc chậm. Người bệnh sử dụng liên tục và giảm liều trong vòng từ 3 đến 7 ngày khi thấy triệu chứng bệnh giảm.

Người bệnh nên lưu ý việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh nổi mề đay
Người bệnh nên lưu ý việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh nổi mề đay

Người bệnh cũng nên lưu ý việc sử dụng thuốc có chứa chất Corticoid trong quá trình điều trị bệnh vì sau thời gian bệnh sẽ tái phát mạnh hơn, thuốc không điều trị tận gốc, tần xuất xuất hiện các vết mẩn ngứa nhiều hơn. Tuy nhiên thuốc lại được dùng để điều trị bệnh nổi mề đay cấp tính vô cùng hiệu quả do tác dụng nhanh.

Thuốc mỡ kháng histamin không nên dùng nếu bôi trên diện tích rộng vì dễ gây ra dị ứng, thuốc mỡ corticoide thường có ít tác dụng trong việc giảm tình trạng ngứa và triệu chứng của bệnh, hơn nữa lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể.

Hiện nay, tại các nhà thuốc GPP có bán một số thuốc chống dị ứng thế hệ mới không gây buồn ngủ, thuốc kháng histamin như Loratadine, Cetirizine, Astemizole…Người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả cần phải tìm rõ nguyên nhân gây nên bệnh mới điều trị được tận gốc.

Cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay

Để phòng ngừa bệnh nổi mề đay một cách hiệu quả, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lượng thực phẩm cung cấp hàng ngày để tránh gây nên tình trạng nổi mề đay. Những thực phẩm nên tránh là hải sản, các loại thức ăn chế biến từ bơ, sữa, chất béo, các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm.

Hạn chế ăn nhiều muối và tăng cường ăn nhẹ trong các bữa ăn. Việc ăn nhiều muối sẽ khiến tích tụ trong thận và gan, khó bài tiết dẫn đến triệu chứng nổi mề đay. Bên cạnh đó không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cà phê.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin C trong bữa ăn hàng ngày
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin C trong bữa ăn hàng ngày

Tránh xa những chất tác dụng xấu như hóa chất, xà phòng tắm, lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, hay làm việc trong môi trường nóng bức độc hại. Nếu tình trạng bệnh xuất hiện khi gặp những tác nhân này thì có thể dùng giấm và với nước ấm và thoa lên người, tình trạng ngứa sẽ giảm.

Bổ sung các chất chứa nhiều vitamin như A, B,C trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo tế bào da và giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh một cách hiệu quả. Uống đủ nước mỗi ngày và tăng cường tập luyện cơ thể. Việc tăng cường sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh.

Trên đây là thông tin trong việc dùng thuốc điều trị bệnh nổi mề đay giúp mọi người có thể tham khảo trong việc điều trị bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đáng tiếc.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới