Tiêm phòng Ung thư cổ tử cung và những điều bạn chưa biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêm phòng virus HPV là biện pháp hiệu quả giúp phụ nữ chủ động phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất chị em cần nắm được một số điều lưu ý sau đây.

Tiêm phòng Ung thư cổ tử cung và những điều bạn chưa biết

Tiêm phòng Ung thư cổ tử cung và những điều bạn chưa biết

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60, có đến 95% số ca mắc ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Mầm mống gây bệnh chủ yếu là do virut HPV (Human Papilloma Virus) đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Để khống chế và ngăn ngừa căn bệnh này thì tiêm phòng vắc xin ngừa vi rút HPV chính là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi nào?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25%, trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%. Theo đó, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp trung bình là 40%. Virus HPV có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp qua quan hệ tình dục bao gồm: âm đạo, hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng…

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên đi chích ngừa HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi, trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm và phụ huynh thường không dự đoán được. Tiêm càng sớm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn. Chính vì vậy, việc chích ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Ngoài nhiễm HPV, các yếu tố khác phối hợp có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như: vệ sinh kém, nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm Herpes simplex virus type, Trichomonas, Chlamydiae trachomatis,… Chính vì vậy, việc đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung là rất cần thiết, càng sớm thì càng tốt.

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60

Theo các Dược sĩ Đại học phân tích, phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể là phác đồ 2 liều và phác đồ 3 liều hay tùy theo lời khuyên của Bác sĩ chuyên khoa, vắc xin Gardasil, phác đồ 2 liều cho nữ 9 – 13 tuổi sẽ có khoảng cách tiêm 6 tháng. Còn phác đồ 3 liều là 0 – 2 và 6 tháng ở những người từ 9 – 26 tuổi. Trong khi chưa tiêm đủ các mũi, các chị em không nên có quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV trong khi cơ thể chưa tạo được miễn dịch hoàn chỉnh.

Khi nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…). Nếu rơi vào một trong số những trường hợp sau đây thì các chị em không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung:

  • Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Khi nào điều trị dứt điểm thì các chị em mới nên bắt đầu tiêm vắc xin.
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Chị em đang có thai hoặc đang cho con bú. Khi nào sinh xong, con cứng cáp thì có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, vắc xin có hiệu quả tốt tới đâu thì cũng khó tránh khỏi các tác dụng phụ ngoài ý muốn, một số tác dụng phụ có thể gặp như: nhẹ thì sốt, sưng đau tại chỗ tiêm hoặc nổi mẩn đỏ mạnh thì có thể co giật, sốc phản vệ… Tuy nhiên, bản chất của việc tiêm phòng vắc xin là rất an toàn nên hiếm khi có người xảy ra phản ứng nghiêm trọng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới