Tiểu đường trong thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Tiểu đường là bệnh lý không thường gặp nhưng có thể gây nên những biến chứng vể sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng bé sẽ chịu những hậu quả của biến chứng bệnh tiểu đường trong thai kỳ nhiều hơn.
- Cảnh báo tình trạng co thắt tử cung sớm trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Cảm cúm trong thai kỳ có thể khiến bé bị dị tật
- Dấu hiệu tiền sản giật trong thai kỳ – mẹ bầu cần phải biết
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là gì?
Tiểu đường trong thai kỳ là một loại bệnh mà chỉ xảy ra trong thai kỳ, và sẽ kết thúc sau khi em bé được sinh ra. Bệnh tiểu đường liên quan đến cách sử dụng đường của mẹ khiến huyết áp trong quá trình mang bầu của mẹ tăng cao. Bệnh tiểu đường không gây ra vấn đề sức khỏe lớn cho phụ nữ, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Và khoảng 5 – 10% phụ nữ sau sinh sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do bị tiểu đường trong thai kỳ.
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể do quá trình ăn uống và dinh dưỡng không lành mạnh của bạn, nên mẹ bầu cần lưu ý điều này.
Nguyên nhân của tiểu đường trong thai kỳ
Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường kể cả trong giai đoạn mang thai thì tiểu đường không có những triệu chứng hay dấu hiệu đáng chú ý, và hiếm khi khiến mẹ bầu khát nước quá mức và đi tiểu nhiều hơn trước. Bởi vậy, nếu hiểu được những nguyên nhân của bệnh trong giai đoạn này thì có thể hạn chế được căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ không quá rõ ràng nhưng nhiều Bác sĩ đã lý giải như sau:
Insulin – một trong những chất được sản xuất bởi tuyến tụy, sau khi chúng ta ăn thì các phân tử đường tự nhiên từ thực phẩm được chảy vào máu, insulin giúp chuyển hóa đường – glucose từ máu vào trong các tế bào trong cơ thể, và biến chúng thành năng lượng để sử dụng trong cơ thể.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé sẽ kích thích một loạt các nhân tốt khiến chúng giảm các tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao lượng đường trong máu.
Bé càng phát triển thì lượng insulin trong cơ thể mẹ càng phát triển tăng vọt vì vậy gây nên các bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 trong thai kỳ. Song nếu sự gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé.
Bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ.
Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 25 thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.
Những phụ nữ mang thai mà gia đình có người đã từng mắc bệnh tiểu đường thì cũng có thể khiến mẹ bầu mắc các bệnh tiểu đường hoặc bạn đã mắc từ trước đó.
Một nguyên nhân khác khiến bạn có thể mắc bệnh tiểu đường là do bị thừa cân quá nhiều trong thai kỳ, chỉ số cân nặng vượt quá BMI 30.
Phụ nữ Châu Á là một trong những chủng tộc dễ mắc bệnh tiểu dường nhất.
Biến chứng của bệnh tiểu đường tới bé
Như đã nói ở trên bệnh tiểu đường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi với những nguy cơ sau:
Hội chứng suy hô hấp: những đứa bé có mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ thì có thể sẽ khó hô hấp hơn những đứa bé so với trẻ cùng tháng tuổi.
Em bé phát triển quá lớn: Điều này là do insulin sản xuất quá nhiều gây nên sự tăng trưởng quá lớn của thai nhi khiến quá trình sinh nở thường sẽ diễn ra khó khăn hơn.
Lượng đường huyết thấp: Những bé được sinh ra bởi mẹ có bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường có lượng đường huyết thấp nên khi sinh ra bé có thể bị co giật.
Triệu chứng vàng da: nếu gan của bé chưa đủ tăng trưởng có thể phá vỡ bilirubin khiến cơ thể không thể tái chế các tế bào máu đỏ cũ hoặc hư hỏng. Tình trạng này cần được theo dõi cẩn thận để tránh xảy ra những biến chứng bệnh khác.
Mắc bệnh tiểu đường loại 2: Tiểu đường tuýp 2 là nguy cơ mà các bé có mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ mắc phải.
Vấn đề phát triển: Bé có thể gặp phải những vấn đề về vận động như đi bộ, chạy nhảy hoặc các hoạt động đòi hỏi sự cân bằng và phối hợp.
Tiểu đường trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhưng với những cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như tăng khả năng bị tiền sản giật và tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Nên khi có các triệu chứng bệnh lý bất thường trong thai kỳ bạn nên đến đi khám và theo dõi thai thường kỳ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.