Tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc Nam cỏ mực

Cỏ mực là vị thuốc Nam được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời, cỏ mực thường được dùng trong nhiều bài thuốc quen thuộc chủ trị xuất huyết, xuất huyết nội tạng, viêm gan mạn…

Tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc Nam cỏ mực

Tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc Nam cỏ mực

Phân tích thành phần và công dụng của cỏ mực

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae, gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen. Cỏ mực có thể được sử dụng như một loại ra, với nhiều công dụng quý đặc biệt để chống lão hóa. Thành phần hóa học trong cỏ mực có tinh dầu, tannin, chất đắng (glucozit caroten và ancaloit, cỏ mực làm tăng tỉ lệ prorombin toàn phần. Cỏ mực cũng giống vitamin K chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông).

Còn theo Y học cổ truyền, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết) chỉ huyết, làm đen râu tóc, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm. Chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, ỉa đái ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh) chữa kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Một số bài thuốc dùng cỏ mực cầm máu từ xưa

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cỏ mực mà Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp:

Cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc

Theo Đông Y, ngoài những công thức đơn giản giới thiệu trên còn nhiều công thức kết hợp cỏ mực với nhiều vị khác như ngũ vị tử, câu kỷ tử, thỏ ty tử, bách tử nhân, hà thủ ô, quả dâu chín… cho nhiều tác dụng hơn.

Cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác): K dạ dày, K tử cung, K xương, K bạch huyết, K họng. Trong đó chữa K họng chỉ dùng một vị cỏ mực 50g vắt nước uống tươi hàng ngày hoặc sắc nước uống.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version