Tìm hiểu về hội chứng tăng áp lực nội sọ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và không thay đổi, khi tăng áp lực nội sọ gây chèn ép các tổ chức não ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Tìm hiểu về hội chứng tăng áp lực nội sọ

Tìm hiểu về hội chứng tăng áp lực nội sọ

Theo chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và không thay đổi, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò tạo nên áp lực trong sọ. Có thể vì 1 lý do nào đó khiến tăng thể tích các thành phần trên đều gây nên tăng áp lực nội sọ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ mà các Bác sĩ chuyên khoa tổng hợp:

  • Đau đầu: Là triệu chứng quan trọng, tính chất đau trong tăng áp lực nội sọ đau như vỡ đầu, thường đau tăng lúc nửa đêm và sáng sớm.Đau thường ở vùng trán, mắt.
  • Buồn nôn, nôn: Thường nôn vào buổi sáng, nôn dễ dàng khi có kích thích dễ nôn vọt và nôn cả khi đói.
  • Phù nề gai thị thần kinh: Đa số bệnh nhân này đều có phù nề gai thị. Phù gai là triệu chứng đến sau và thuyên giảm sau. Nếu phù tồn tại lâu có thể gây giảm hoặc mất thị lực và teo gai thị

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên bệnh nhân mắc chứng tăng áp lực nội sọ thường có một số dấu hiệu khác như:

  • Các triệu chứng về mắt: Rối loạn vận nhãn do tổn thương dây sọ não III, IV,VI một hoặc hai bên. Thường gặp tổn thương dây VI, sau đó là dây III, ít khi gặp tổn thương dây IV đơn độc, lồi mắt hay gặp ở trẻ em, rối loạn thị lực
  • Tổn thương các dây thần kinh sọ não khác: Dây I, V, VII, VIII và dây XI có thể bị tổn thương kèm theo.
  • Rối loạn ý thức: Ý thức có thể rối loạn ở các mức độ khác nhau. Có thể bệnh nhân ngủ nhiều và tính tình thay đổi.

Rối loạn các chức năng sống

  • Rối loạn nhịp thở: thường ngáp nhiều.Nếu nặng nề có thể gây rối loạn nhịp thở do tổn thương trung khu hô hấp ở cầu – hành não.Thường gặp là các kiểu thở Kussmaul, thở Cheyne – Stockes,và thở ngáp (gasping)
  • Rối loạn tim mạch do tổn thương ngoại vi, thân não, đồi thị, vỏ não. Tăng huyết áp trong giai đoạn đầu của bệnh
  • Rối loạn thân nhiệt: Thân nhiệt cao tăng nhanh hoặc hạ thân nhiệt xuống dưới 340 là những dấu hiệu nguy hiểm ít có khả năng phục hồi.
  • Rối loạn chức năng tiêu hoá: Nôn, tắc ruột, bí, đau bụng.
  • Rối loạn bàng quang: Đây có thể là triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú gây rối loạn cơ vòng.

đau trong tăng áp lực nội sọ đau như vỡ đầu, thường đau tăng lúc nửa đêm và sáng sớm

Đau trong tăng áp lực nội sọ đau như vỡ đầu, thường đau tăng lúc nửa đêm và sáng sớm

Điều trị tăng áp lực nội sọ như thế nào?

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, nguyên tắc cơ bản để điều trị tăng áp lực nội sọ chính là giảm thể tích thông qua con đường chống phù não. Điều trị chống phù não là việc làm có tính nguyên tắc và có vai trò rất quan trọng trong điều trị tùy từng nguyên nhân, mức độ và mục đích mà sử dụng các biện pháp thích hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng trong điều trị tăng áp lực nội sọ mà các Dược sĩ Đại học tổng hợp:

  • Mannitol 25%: Có trọng lượng phân tử cao, thuốc ít tham gia chuyển hóa và được đào thải nhanh qua thận, ít có tác dụng phản hồi. Khoảng 1/3 số bệnh nhân được sử dụng thấy có tác dụng rõ từ giờ thứ nhất đến giờ thứ tư sau khi truyền. Các lần truyền sau thì hiệu quả điều trị có khác nhau. Liều dùng tùy theo mục đích sử dụng nhưng thường dùng 0,5g/kg cân nặng, có thể truyền 2 – 3 lần trong ngày nếu cần thiết. Lưu ý khi sử dụng, thận của bệnh nhân phải bình thường. Tác dụng phụ thường gặp là lợm giọng, buồn nôn, nôn và chóng mặt.
  • Glycerol: Thuốc được đào thải một phần qua thận, một phần tham gia chuyển hoá. Glycerol thường được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm bắp. Thuốc có tác dụng thẩm thấu rõ nhưng chậm và không mạnh. Liều thường dùng 4-5g/kg cân nặng/24giờ, cứ 4-5 giờ tiêm một lần. Khi sử dụng thuốc chức năng thận của bệnh nhân phải bình thường. Tác dụng phụ thường gặp là làm mềm cơ.
  • Steroid: Tác dụng chống phù não trong u não cơ chế còn chưa được rõ, có thể thuốc làm giảm tiết dịch não tủy.
  • Lợi tiểu: Furosemid liều dùng 20mg/24giờ và thường được dùng phối hợp với manitol.

Trên đây là những triệu chứng thường gặp và cách điều trị căn bệnh này để mọi người cùng hiểu biết để xử trí kịp thời tránh gây nên những biến chứng trầm trọng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới