Tìm hiểu zona thần kinh là gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có không ít người nhầm lẫn zona thần kinh với viêm da tiếp xúc côn trùng. Vậy điểm khác biệt là gì và làm thế nào để phân biệt 2 loại bệnh phổ biến trên?

Tìm hiểu zona thần kinh là gì?

Tìm hiểu zona thần kinh là gì?

Bài viết dưới đây xin tổng hợp những thông tin đáng lưu tâm để người bệnh hiểu rõ hơn về zona thần kinh.

Zona thần kinh là gì?

Hình dung rõ nhất về khái niệm zona thần kinh là gì như sau: đây là một bệnh lí nhiễm trùng được gây nên bởi sự tái hoạt động của virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu. Loại virus này sống ẩn bên trong hệ thần kinh của cơ thể khi bệnh thủy đậu đã khỏi và chờ đợi cơ hội để hoạt động trở lại gây nên một bệnh lí ngoài da khác mang tên zona thần kinh hay còn gọi là herpes zoster.

Mặc dù là một dạng bệnh nhiễm trùng do virus với đặc trưng là phát ban da màu đỏ tạo thành dải mụn nước ở một bên của cơ thể gây đau rát, không đe dọa tính mạng nhưng lại có nguy cơ biến chứng làm tổn thương dây thần kinh, gây viêm màng não, gây thiếu tiểu cầu trong máu… Vì thế, khi đã hiểu bản chất bệnh zona thần kinh là gì người bệnh nên điều trị sớm để giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gì?

Bất kì ai cũng có thể bị bệnh thủy đậu và virus gây thủy đậu sẽ ngủ trong hệ thần kinh chờ điều kiện kích hoạt lại và đi dọc theo đường thần kinh đến da rồi tạo ra các bóng nước. Thực tế thì đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được chính xác lí do virus varicella-zoster tái hoạt động gây nên bệnh ngoài da zona thần kinh là gì mà chỉ phán đoán khả năng là do hệ miễn dịch phản ứng với nhiễm trùng bị suy giảm. Bởi thế bệnh chuyên khoa này cần được phòng tránh từ sớm.

Tuy virus varicella-zoster là một phần của một nhóm virus herpes trong đó có loại virus gây mụn rộp và herpes sinh dục nhưng để phân biệt zona thần kinh như thế nào so với những bệnh này hãy nhớ rằng virus gây bệnh thủy đậu và zona thì không gây ra mụn rộp hoặc herpes sinh dục nên nó không phải là dạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Những yếu tố sau thường sẽ làm tăng nguy cơ bị zona thần kinh bên trong:

– Người ở độ tuổi trên 50

– Mắc một số bệnh làm hệ miễn dịch bị suy giảm

– Bệnh nhân đang điều trị ung thư

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gì?

Những triệu chứng điển hình của bệnh zona thần kinh

Khi tìm hiểu về bệnh zona thần kinh bạn nên ghi nhớ những triệu chứng điển hình của bệnh để sớm phát hiện bệnh trong trường hợp nghi ngờ mình có nguy cơ:

– Triệu chứng lâm sàng: đau rát tại vùng tổn thương sắp mọc mụn nước, người mệt mỏi, đầu đau, sưng và đau hạch ngoại vi…

– Sau những triệu chứng trên đây, các mảng đỏ và nề nhẹ bắt đầu nổi gờ cao lên so với bề mặt da, các nốt tròn hoặc bầu dục nổi dọc theo dây thần kinh, chúng mọc rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt rồi rất nhanh sau đó mụn nước có ở các mảng đỏ này, bên trong mụn nước chứa dịch trong căng cứng khó vỡ càng về sau càng đục, vỡ và xẹp để lại sẹo.

– Vị trí khu trú của tổn thương do zona gây nên là những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể chạy dọc theo các đường dây thần kinh.

Những điều cần tránh trong giai đoạn đang bị zona thần kinh

Nếu đã biết bệnh zona thần kinh là bệnh gì thì bạn hãy nhớ tránh những điều sau trong thời kì bị bệnh:

– Không cần kiêng nước, kiêng gió như quan niệm truyền thống mà thay vào đó, người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường nhưng không gãi, không chà xát trực tiếp xà phòng lên vùng bị zona.

– Không dùng các loại thuốc nam, ngậm phun chất lỏng nào đó hay đắp đậu xanh và gạo nếp lên thương tổn vì rất dễ dẫn đến lở loét, kích ứng, bội nhiễm trên da.

– Không được gãi làm loét vùng da bị zona vì nó dễ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát, để lại sẹo khi bệnh đã khỏi.

Muốn điều trị dứt điểm zona thần kinh, ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tham vấn hướng điều trị và thực hiện đúng chỉ định do bác sĩ đưa ra. Trong trường hợp đang điều trị mà xuất hiện thêm các triệu chứng mới hay bệnh có xu hướng nặng hơn, hãy báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử trí.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới