Tin mừng: Nam thanh niên ung thư máu tái sinh nhờ ghép tế bào gốc từ Đài Loan

Theo đó, nam bệnh nhân sinh năm 1992 đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML) tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCm từ ngày 15/5/2017. Sau đó anh A. đã được ghép tế bào gốc từ Đài Loan thành công mở ra hi vọng mới cho việc điều trị bệnh ung thư máu tại Việt Nam. Đây là ca ghép tế bào gốc đầu tiên ở nước ta thành công cho đến thời điểm hiện tại.

 

Tin mừng: Nam thanh niên ung thư máu tái sinh nhờ ghép tế bào gốc từ Đài Loan

Nam thanh niên bị ung thư máu được cấy ghép tế bào gốc từ Đài Loan

Trang Y tế Việt Nam cập nhật thông tin về trường hợp được cấy ghép tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam thành công được tiến hành tại Bệnh viện truyền máu – Huyết học TP.HCM. Theo các chuyên gia ca bệnh này chính là một bệnh máu ác tính hiếm gặp hiện nay, tiên lượng rất xấu, thời gian sống trung bình chỉ khoảng 20-30 tháng. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định cách duy nhất để chữa bệnh chính là ghép tế bào gốc. Tuy nhiên xét nghiệm HLA của chị gái bệnh nhân thì không phù hợp.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM thì bệnh nhân cũng đã gửi mẫu của bệnh nhân để tìm người hiến tế bào gốc không cùng huyết thống tại Trung tâm Tzu Chi, Đài Loan. Thật may mắn sau khi rà soát 6 tháng thì ngân hàng tế bào từ Đài Loan báo có người cho phù hợp HLA 10/10. Đây chính là tế bào của một người đàn ông 37 tuổi, cùng cân nặng 79 kg và cùng nhóm máu A với bệnh nhân. Đây là tin tức mới đáng mừng cho cả bệnh nhân và bác sĩ bởi vì muốn ghép tế bào gốc thì phải lấy ghép tươi ngay, chỉ bảo quản tối đa 3 ngày chứ không trữ đông được, nếu không phối hợp nhịp nhàng đôi bên thì tính mạng bệnh nhân sẽ nguy kịch”. Chính vì thế việc tìm được tế bào gốc phù hợp là yếu tố đầu tiên.

Nam thanh niên bị ung thư máu được cấy ghép tế bào gốc từ Đài Loan

Ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam được tiến hành thành công

Trước khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc thì việc chuẩn cho bệnh nhân phải được truyền thuốc trước trong 7 ngày. Bởi vì việc này có tác dụng tiêu diệt tế bào ác tính trong cơ thể. Tuy nhiên việc truyền thuốc diệt tủy này khiến ê kíp lo ngại nếu không có tế bào gốc để cấy ngay thì bệnh nhân có thể tử vong ngay. Điều này khiến các bác sĩ chuyên khoa cũng cảm thấy thực sự lo lắng.

Cùng lúc đó, kíp y bác sĩ nhận nhiệm vụ sang Đài Loạn nhận tế bào gốc đến 21h đêm 20/9, một ê kíp khác đã phải đón túi tế bào gốc tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khoảng 22h35 thì tất cả các thủ tục thông quan tại sân bay hoàn tất với sự trợ giúp đặc biệt của nhiều cơ quan chức năng được hoàn tất. Tiếp theo các bác sĩ phẫu thuật đã có được thùng tế bào gốc sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ sau đó. Sau chuyến đi dài 15 tiếng từ Đài Loan. Đến 23h30 ngày 20/9, bác sĩ đã bắt đầu thực hiện ca ghép tế bào gốc từ Đài Loan tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên của Việt Nam.

Ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam được tiến hành thành công

Chia sẻ thêm thì BS Phù Chí Dũng cũng là người trực tiếp triển khai thành công kỹ thuật dị ghép tế bào gốc tạo máu (ghép đồng loại) từ năm 1995.Vấn đề khó khăn nhất là không tìm được tế bào gốc phù hợp HLA đồng huyết thống. Việt Nam hiện vẫn chưa có được ngân hàng tế bào gốc từ nguồn người hiến tình nguyện để dự trữ và sử dụng khi cần thiết. Vậy nên việc tìm tế bào gốc từ nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn về chi phí và thời gian. Trong đó lớn nhất là Trung tâm ghép Tzu Chi (Đài Loan) là một trong những Trung tâm lưu trữ tế bào gốc lớn nhất ở Châu Á dùng để điều trị ở 30 quốc gia trên thế giới với tổng số người bệnh được nhận tế bào gốc là 4.498 người.

Hiện tại, nam bệnh nhân ung thư máu đã được cấy ghép tế bào gốc khác huyết thống đã mổ được 57 ngày của quá trình ghép , sức khỏe dần ổn định, kết quả xét nghiệm xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép (Chimerism) cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc. Đây chính là ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam do Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM thực hiện rất thành công mở ra nhiều hướng chữa bệnh vượt bậc trong tương lai không xa trong ngành Y.

Trang Minh

Exit mobile version