Tình trạng viêm mũi mạn tính có nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tình trạng viêm mũi mạn tính được chia làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn xuất tiết và giai đoạn quá phát. Viêm mũi mạn tính làm trẻ giảm chức năng ngửi, tổn thương thính giác, nhức đầu, khó thở, rối loạn các cơ quan thần kinh khác…

Viêm mũi mạn tính xuất tiết thường có tình trạng xung huyết lan tỏa
Viêm mũi mạn tính xuất tiết thường có tình trạng xung huyết lan tỏa

Giai đoạn viêm mũi mạn tính xuất tiết

Viêm mũi mạn tính xuất tiết thường có tình trạng xung huyết lan tỏa, phù nề niêm mạc mũi (có thể phù nề tím). Nói chung các triệu chứng gần như của viêm mũi cấp tính, toàn thân cũng không có gì đặc biệt.

>>Hãy truy cập vào chuyên mục mẹ và bé để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của trẻ nhỏ và phụ nữ.

Các triệu chứng cụ thể của giai đoạn xuất tiết đó là: Bệnh nhân không ngạt mũi thường xuyên, tình trạng ngạt có thể tăng lên theo tư thế của người bệnh như nằm ngửa hay nằm nghiêng. Thông thường viêm mũi mạn tính xuất tiết có ứ máu ở phần dưới thấp của mũi. Bởi mạch máu của tổ chức hang mất tương lực, giãn gây cản trở đường thở bằng mũi. Nếu bệnh nhân nghiên sang một bên ngạt mũi sẽ chuyển sang lỗ mũi nằm thấp hơn.  Giai đoạn này tình trạng chảy mũi hàu như không thường xuyên.

Giai đoạn viêm mũi mạn tính xuất tiết
Giai đoạn viêm mũi mạn tính xuất tiết

Biến chứng trong giai đoạn viêm mũi mạn tính xuất tiết có thể làm giảm ngửi thậm chí mất ngửi, tổn thương thính giác bởi dịch viêm chảy từ mũi sang vòi tai và hòm tai.

Giai đoạn viêm mũi quá phát

Bệnh lý viêm mũi mãn tính quá phát là viêm đặc trưng bởi tăng sinh tổ chức liên kết. Sự tăng sinh của các thành phần tổ chức này không diễn ra mạnh mẽ trên toàn bộ niêm mạc mũi mà chủ yếu ở vị trí có tổ chức hang là đầu, đuôi cuống mũi giữa và dưới.

Tình trạng này khiến niêm mạc nở to chiếm toàn bộ vùng phía dưới, cuống dưới còn trên bề mặt có thể bằng phẳng nhưng hơi gồ ghề. Đầu cuống có dạng múi, thùy lồi ra, phần đuôi có dạng khối u lồi vào tị hầu. Lúc này màu sắc của bề mặt quá phát tùy thuộc vào tổ chứ liên lết phát triển và cấp máu có thể có màu đỏ nâu, đỏ sẫm hoặc tím.

Giai đoạn viêm mũi quá phát cần sớm được điều trị
Giai đoạn viêm mũi quá phát cần sớm được điều trị

Các triệu chứng cụ thể trong giai đoan viêm mũi mạn tính quá phát là ngạt tắc mũi, chảy nước mũi. Ngạt mũi do quá phát niên mạc nên có thể xuất hiện hít hơn và giảm đi nếu được bôi thuốc co mạch.

Tình trạng viêm mũi của giai đoạn này khiến đuôi cuống dưới có thể bị chắn trực tiếp vào lỗ hầu của vòi tai khiến cho viêm nhiễm vào hòm tai, thậm chí có thể tổn thương tuyến lệ bởi đầu cuốn dưới quá phát bị lỗ dưới của ống lệ tỵ làm chảy nước mắt, túi lệ và gây viêm kết mạc.

Viêm mũi nạn tính có thể gây nhức đầu khó thở nhất là về đêm, các cơn hen cùng nhiều rối loạn thần kinh sớm. Viêm mũi mạn tính là giai đoạn nặng hơn rất khó tự khỏi nếu không được điều trị kịp thời có thể làm viêm lan lên tai giữa, lên màng não, tuyến lệ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới