Tổng quan về sỏi thận và những loại sỏi thận thường gặp
Sỏi thận là một trong những bệnh về đường niệu quản phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên không phải loại sỏi thận nào cũng giống nhau, chúng khác nhau về bản chất cũng như phương pháp điều trị.
- Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin HPV
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng huyết áp cao
- Tổng quan về nội soi âm đạo và sinh thiết cổ tử cung
Tổng quan về sỏi thận và những loại sỏi thận thường gặp
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, trong đó phổ biến nhất là do ăn uống không lành mạnh, lười vận động và thói quen ít uống nước. Sỏi thận là một trong những bệnh về đường niệu quản phổ biến nhất hiện nay, được hình thành do sự lắng cặn, kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu.
Tổng quan về sỏi thận và những loại sỏi thận thường gặp
Dược sĩ Đại học chia sẻ, có bốn thành phần chính có trong sỏi thận là sỏi canxi (oxalat và/hoặc phosphat), sỏi axit uric, sỏi struvit và sỏi cystin. Có tới 85% sỏi thận có thành phần là canxi, canxi tồn tại dưới dạng canxi oxalat là phổ biến nhất, 10% sỏi thận có thành phần là axit uric. Sỏi struvit và sỏi cystin là các dạng hiếm gặp hơn, thường chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Dựa vào thành phần của sỏi, sỏi thận được chia thành 4 loại:
- Sỏi canxi
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, sỏi canxi là loại thường gặp nhất trong số các loại sỏi, phổ biến là sỏi canxi oxalat, bên cạnh đó là canxi phosphat và canxi carbonat.
- Sỏi axit uric
Sỏi axit uric đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở người có nồng độ axit uric trong máu cao (rối loạn chuyển hóa purin).
- Sỏi struvit
Sỏi này cấu tạo chủ yếu bởi các tinh thể photpho- amoniac-magne (MgNH4PO4.6H2O). Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài đường niệu, vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê thành amoniac (NH4+) và OH, pH nước tiểu tăng, nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi.
- Sỏi cystin
Sỏi cystin thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và niêm mạc ruột. Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại.
Sỏi thận thường gây đau đớn cho người bệnh
Điều trị sỏi thận như thế nào cho hiệu quả?
Mỗi loại sỏi sẽ có từng kích thước khác nhau, kích thước sỏi tùy thuộc vào thời gian lắng đọng của các chất, kích thước sỏi chính là yếu tố xác định mức độ nguy hiểm cũng như tác động của sỏi đến bệnh, sức khỏe.
- Sỏi thận 3mm: kích thước này không quá nguy hiểm với người bệnh, sỏi lúc này không quá lớn nên chúng có thể rơi xuống bàng quang ra ngoài theo đường tiểu nếu uống nhiều nước kết hợp với giải pháp từ dược liệu trong Đông Y.
- Sỏi thận 4mm, 5mm: Với kích thước 4mm, 5mm người bệnh nên uống nhiều nước, có chế độ ăn uống và đặc biệt lựa chọn giải pháp khắc phục sớm, dùng từ dược liệu trong Y học cổ truyền để ngăn chặn. Kích thước sỏi này cũng không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh triệu chứng thường xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng, hông và lan xuống cả đùi.
- Sỏi thận 6mm, 7mm: Trong giai đoạn này, nếu như tình trạng ứ nước ở mức độ cao bạn có thể cân nhắc đến biện pháp mổ, tán sỏi do kích thước loại sỏi này có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo.
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhưng đôi khi tồn tại thầm lặng bên trong cơ thể việc phát hiện sớm và chủ động đào thải sỏi thận ra bên ngoài bằng các cách tự nhiên luôn là việc nên làm trước khi chúng gây ra biến chứng nặng nề.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn