Bé trai 32 tháng tuổi bị cán gãy chân khi chui qua gầm tàu hỏa
Bà Hoa ôm cháu Hải chui qua hầm như mọi ngày để đi chợ nhưng hôm nay lại là ngày bà Hoa phải hối hận khi khiến chân cháu Hải bị đứt làm hai do bánh xe lửa đột nhiên chuyển bánh cán đứt.
Sự nguy hiểm khi bằng qua tàu hoả
Mới đây bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM vừa tiếp nhận bệnh nhi Cao Thanh Hải trong tình trạng chân trái bị gãy làm hai do bị xe lửa cán qua. Theo bác sĩ Cao Thanh Trúc, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, cho biết vết thương của cháu Hải (32 tháng tuổi, ấp Trung Tín, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) rất nặng và phải tiếp tục phẫu thuật khi trước đó, bệnh nhân đã được phẫu thuật, xử lý vết thương ở BV Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai). Tuy nhiên với tình trạng của cháu Hải, các bác sĩ đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng rất khó để có thể chữa trị giúp bé Hải đi, chạy nhảy như bình thường mà còn phải trải qua quá trình áp dụng vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Được biết, bà Hoa thường dắt cháu Hải đi chợ, nhưng nếu muốn tới chợ thì đi ngang qua ga tàu ở thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Do tàu hay nằm hay nằm chờ khách trên đường ray và muốn tới chợ nhân nên nhiều người dân ở đây thường chui qua gầm tàu. Theo lời kể của gia đình, hôm đó bà Hoa (bà nội cháu Hải) ôm cháu chui qua gầm tàu hỏa trong ga thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) như mọi khi để sang chợ nhưng khi bà vừa bò qua hết đường ray thì tàu chuyển bánh, tuy nhiên chân trái cháu Hải còn kẹt lại nên đã bị cán đứt lìa. Sau khi tai nan xảy ra, bệnh nhân được người nhà đưa tới BV Đa khoa khu vực Long Khánh trong tình trạng nguy kịch, mất nhiều máu, lơ mơ, không bắt được mạch và chân trái dập nát, gãy làm hai. Theo tin tức mới thì tại bệnh viện các bác sĩ đã cấp cứu hồi sức tích cực, truyền 4 đơn vị máu, phẫu thuật cấp cứu nối chi kịp thời cho cháu Hải và ngay sau đó chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM để được chăm sóc vết thương tốt hơn.
Cháu Hải được điều trị tại bệnh viện TP Hồ Chí Minh
Nỗi đau của những người trong cuộc
Nhìn cháu mình nằm trên giường bệnh đang nằm mơ màng, bà Hoàng Thị Hoa (64 tuổi, bà nội cháu Hải vừa cúi hôn cháu vừa lẩm bẩm: “Tại nội! Tại nội! Con đừng trách nội nghe”. Theo lời kể của bà, sáng hôm đó tôi ôm cháu chui qua gầm xe để tới chợ như mọi ngày, bình thường trước khi chuyển bánh tàu luôn hú còi nhưng có lẽ do tai lãng nên tôi không nghe thấy khiến chân cháu bị kẹt và đứt. Ngồi nhìn con mình nằm trên giường bệnh, anh Cao Thanh Minh (34 tuổi, cha cháu Hải) ngậm ngùi khi thấy xương chân của con bị gãy làm hai. Anh chia sẻ, bé Hải thích đá banh nên ngày nào cũng ôm trái banh rủ bạn cùng xóm chơi nhưng bị như thế này không biết cháu còn được chơi môn thể thao yêu thích, mỗi lần con than đau mà anh não cả ruột. Anh cho biết sáng đang làm việc nhưng nghe con bị tai nạn nên anh xin nghỉ và chạy một mạch đến bệnh viện. Khi cháu Hải chuyển tuyến lên BV Chấn thương Chỉnh hình trên TP, anh Minh chạy đôn chạy đáo để mượn tiền cho lo cho bé Hải. Hiện cháu Hải đang nằm tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM trong tình trạng vết thương hở da cẳng chân trái. Tuy đã được các bác sĩ phẫu thuật xử lý vết thương ở tuyến dưới nhưng chúng tôi vẫn phải mổ lần hai để nối các mạch máu thật hoàn chỉnh nhằm cứu chân cho cháu. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần phải theo dõi thêm 10 ngày mới có thể kết luận chính thức về tình trạng bệnh.
Trường hợp của bé Hải cũng là một trong những cảnh tỉnh cho những ai có thói quen chui qua gầm tàu hỏa. “Nhanh một phút chậm cả đời” có lẽ là câu nói phù hợp trong hoàn cảnh này hơn bao giờ hết và lại là một cái kết quá bí thương. Mặc dù được các bác sĩ ngoại khoa hết lòng cứu chữa nhưng có lẽ cháu Hải sẽ rất khó có thể sinh hoạt như bình thường.
Những tai nạn từ việc chui qua gầm tàu hỏa và những nguy hiểm tiềm ẩn khi đi qua ray tàu hỏa đang trở thành vấn đề nan giải của xã hội khi có không ít những trường hợp thương tâm xảy ra liên quan đến tầu hỏa. Nguyên nhân có thể rất nhiều nhưng quan trọng vẫn là ý thức của người dân chưa tự ý thức được những nguy hiểm của nó cũng như bản thân luôn cho rằng càng nhanh càng tốt nên có những trường hợp như cháu Hải, bà Hoa. Vì vậy để đảm bảo an toàn, ngoài việc Nhà nước tích cực trong việc tuyên truyền đảm bảo an toàn thì người dân cần nâng cao nhận thức của mình để không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn những người xung quanh.
Bích Nhuần: Ytevietnam.edu.vn