Trẻ bụ bẫm vẫn có thể suy dinh dưỡng – lý do tại sao ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, béo phì được coi là một dạng của suy dinh dưỡng và có tên khoa học là suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì. Nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng này là do chế độ dinh dưỡng của trẻ  không khoa học. Để hạn chế cũng như phòng tránh bệnh lý này ở trẻ, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ con yêu.

Có rất nhiều trẻ nhìn hình thức bụ bẫm nhưng lại mắc suy dinh dưỡng
Có rất nhiều trẻ nhìn hình thức bụ bẫm nhưng lại mắc suy dinh dưỡng

Nguyên nhân trẻ bụ bẫm nhưng vẫn suy dinh dưỡng?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trẻ bị bẫm nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng, cụ thể:

Theo chuyên gia về dinh dưỡng, những trẻ bụ bẫm sẽ có nguy cơ bị còi xương cao hơn trẻ bình thường. Bởi, ở những trẻ này, nhu cầu vitamin D,  canxi, vitamin D, phốt pho cao hơn.

Biểu hiện của còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ bụ bẫm?

Những trẻ mắc bệnh lý này thường có biểu hiện như sau:

– Trẻ thường xuyên quấy khóc, khóc dai.

 – Trong khi ngủ sẽ không sâu giấc, thường xuyên giật mình.

– Vào ban đêm trẻ ra nhiều mồ hôi trộm.

– Thóp chậm liền và trẻ thường chậm mọc răng.

Thực phẩm mẹ nên cho con ăn để không bị suy dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ?

Cha mẹ cần cân đối lại chế độ ăn cho con, tăng cường cho con ăn rau xanh, hạn chế chất đạm. Cụ thể:

– Hạn chế các loại rau củ có chứa hàm lượng đường cao như bơ, nho, xoài…

– Ưu tiên những thực phẩm giàu đạm nhưng ít chất béo như thịt nạc, tôm, trứng. Bên cạnh đó, tăng hàm lượng canxi trong các thực phẩm như sữa, hàu…

– Những trẻ mẹ không đủ dinh dưỡng trong sữa, mẹ có thể cho bé uống  sữa tươi không đường có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị tăng cân quá nhanh.

Thực phẩm bé cần tránh để không bị còi xương, suy dinh dưỡng

– Mẹ nên hạn chế cho con ăn thực phẩm có chứa tinh bột như banh mù, đồ chiên xào…

– Mẹ lưu ý tránh xa thực phẩm nhiều năng lượng như chocolate, phô mai, bơ…

– Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, không ăn quá nhiều ậm và mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều tránh trường hợp trẻ sợ và cảm thấy áp lực khi ăn.

Cẩm Giang – Ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version