Trẻ em cũng có thể bị đau mắt đỏ
Bé bị đau mắt đỏ không dễ chữa như người lớn, bởi vậy, các mẹ phải rất chú ý để không khiến bệnh của bé nặng thêm và ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của bé.
- Mách mẹ cách chữa ho bằng lá húng chanh cực hiệu quả cho trẻ
- Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
- Biến chứng của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ ở trẻ có một số nguyên nhân gây ra và nếu có thể hiểu biết về bệnh lý này, bạn có thể phòng tránh bệnh cho bé dễ dàng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của đau mắt đỏ ở trẻ em là do virus gây ra hoặc do nhiễm liên cầu khuẩn, hoặc tụ cầu, độ ẩm không khí cao và giao mùa sẽ thường khiến các bé mắc căn bệnh này.
Một nguyên nhân khác là các bé có hệ miễn dịch yếu nên không thể chống lại các loại vi khuẩn này, hơn nữa do bé thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh ở lớp hoặc dùng chung chăn gối khiến bé dễ bị đau mắt đỏ hơn.
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ dễ nhìn thấy nhất là có ghèn mắt và mắt đỏ lên. Thường thì bệnh sẽ bị đỏ ở một bên mắt sau đó lan sang cả hai bên.
Bé luôn có cảm giác cộm mắt, mắt có dử vàng, xanh, và dính chặt khi ngủ dậy, bé còn có thể bị phù nề, căng mọn rồi đau nhức mắt.
Một số trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ có giả mạc là lớp màng dai màu trắng khi lật mi lên thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn những trường hợp khác.
Bé có thể bị ho, sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, có hạch xuất hiện ở tai.
Nếu mắt bé có hiện tượng xuất huyết giác mạc, có màng trong mắt thì sẽ có những ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ thường lây qua rất nhiều đường và có những triệu chứng rầm rộ nhưng ít để lại di chứng về thực lực của bé. Song bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và học tập của trẻ. Vì vậy nếu bé bị bệnh thì mẹ nên cho bé khi khám ngay, và trong cuộc sống hàng ngày thì nên có những biện pháp để phòng chống, cách ly bé với nguồn bệnh.
Phòng tránh khi không có dịch
Khi không có dịch bệnh đau mắt đỏ thì mẹ nên đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bé, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi ở ngoài về bằng xà phòng.
Bé không nên sử dụng chung chăn, khăn, gối với người lớn. Mỗi lần sử dụng mẹ nên giặt sạch khăn của bé bằng xà phòng rồi phơi ngoài nắng.
Không được cho bé dùng tay dụi mắt.
Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc sử dụng nguồn dinh dưỡng đầy đủ chất.
Các biện pháp phòng tránh khi có dịch
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
Rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào 3 lần trong ngày.
Không được cho bé dùng chung nước nhỏ mắt và đồ đạc với người đau mắt.
Hạ chế tiếp xúc với người bị đau mắt hoặc đến những nơi đông người có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, bến xe…
Hạn chế cho bé đi bơi ở bể bơi công cộng và sử dụng các nguồn nước ô nhiễm.
Khi bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em đã được phát hiện, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng lá trầu hay các loại lá khác để đắp vào mắt cho trẻ mà cần sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có cho bé ảnh hưởng đến mắt của bé.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn