Triệu chứng và cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex-một loại muỗi thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Khi bị muỗi nhiễm virut viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10 – 20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt…Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hướng xử trí bệnh viêm não Nhật Bản

Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện . Trong khi chờ đợi, trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt như Paracetamon, liều 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống 4 lần trên ngày. Có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không chườm đá lạnh và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sỹ.

Trẻ phải được đưa đến bệnh viện hay cơ sở ý tế gần nhất ngay lập tức, nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoạc có các dấu hiệu như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức…

Nếu trẻ có những dấu hiệu về bệnh viêm não Nhật Bản thì cần đưa bé đi khám kịp thời

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh viêm não Nhật Bản phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, muỗi, giải quyết nước ứ đọng, rác…

Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài ra chống muỗi đốt. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, phát quang bụi rậm, đậy kỹ các vật dụng chứa nước.

Tuy nhiên biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1- 2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Vắc xin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Thu Hằng –  Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version