Trường Cao đẳng “sốc” với dự thảo bỏ điểm sàn Đại học năm 2017?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tỉ lệ sinh viên trên tổng số dân của Việt Nam chỉ khoảng 250 sinh viên/1 vạn dân, do vậy Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết khâu tuyển sinh năm 2017 sẽ “mở” đầu vào siết chặt “chuẩn đầu ra”.

Bỏ điểm sàn đại học năm 2017
Bỏ điểm sàn đại học năm 2017

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, để nâng cao chất lượng giáo dục các Trường Đại học Việt Nam chính là việc tạo điều kiện cho các Trường đại học tự chủ. Tuy nhiên để các Trường Đại học thực hiện được tự chủ thì không đơn giản chút nào. Vậy tự chủ Đại học các Trường được làm gì? Xã hội được gì khi các Trường Đại học tự chủ?

Tự chủ Đại học là gì?

Luật Giáo dục chưa có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ? Nhưng có thể hiểu tinh thần của tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để các Trường Đại học thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo. Hiện nay trên website của các Trường được thí điểm tự chủ hầu hết đều đặt mục tiêu đào tạo theo đúng mục tiêu hoạt động mang bản sắc riêng của trường hay gọi nôm na là đã ra “thương hiệu” riêng cho Trường mình.

Về mặt quản lý Nhà nước đối với các Trường đại học ở Việt Nam hiện nay, các Trường Đại học không chỉ chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Giáo dục & Đào tạo mà còn số một số Trường thuộc các Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Công Thương…Do vậy học chịu sự quản lý trực tiếp bởi các Bộ chủ quản hoặc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố hoặc bởi Chính phủ như Đại học Quốc Gia. Vậy để các Trường ĐH tự chủ thì việc cần phải tách các Trường ĐH ra khỏi các Bộ chủ quản để trở thành một tổ chức Giáo dục độc lập. Khi đó, Hội đồng trường được thành lập theo mô hình Hội đồng quản trị, được giao quyền và trách nhiệm trong việc quản trị nguồn nhân lực từ việc tuyển dụng hay bãi miễn Hiệu trưởng. Được tự chịu trách nhiệm về ngưỡng đảm bảo đầu vào ở khâu tuyển sinh, tự cân đối tài chính bằng thu chi từ nguồn học phí, chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo trước Bộ GD&ĐT và xã hội.

Trường Đại học có được tự chủ tuyển sinh?
Trường Đại học có được tự chủ tuyển sinh?

Các Trường Đại học tự chủ có được tự chủ về tài chính?

Tài chính có vai trò then chốt để cho hoạt động của các Trường đại học không được ngân sách Nhà nước bao cấp. Do vậy các Trường đại học tự chủ sẽ được tự xây dựng định mức thu chi từ học phí mà không cần phải phải tuân theo các định mức khung trần học phí theo Quyết định 70 và Nghị định 49 của Chính phủ?

Các Trường Đại học tự chủ có được tự chủ về tuyển sinh?

Đối với các Trường đại học tự chủ thì tuyển sinh là khâu quan trọng nhất quyết định sự “sống còn” của mô hình tự chủ nên sẽ được quyền quyết định tuyển bao nhiêu thí sinh? Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như thế nào? Trường Đại học tự chủ có thành công hay không quyết định bởi yếu tố thương hiệu riêng của chính Trường ĐH. Nếu ai đó cho rằng, các Trường ĐH tự chủ cần phải theo “cơ chế để điều phối chung” của cho rằng Bộ GD&ĐT thì đó sẽ là kiểu bán tự chủ.

Các Trường Cao đẳng sẽ phản ứng thế nào nếu các Trường ĐH được tự chủ?

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ xác định tăng cường quyền tự chủ của các Trường, Bộ GD&ĐT sẽ không giới hạn đầu vào tuyển sinh nhưng các Trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để xã hội biết và giám sát.

Phản ứng đầu tiên của các Trường Cao đẳng Y Dược là nếu các Trường Đại học tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh, về ngưỡng đảm bảo đầu bảo tiểu sinh có thể sẽ hút hết thí sinh. Do vậy, các Trường Cao đẳng Y Dược lo ngại rằng đầu vào Đại học quá dễ thì ai dại gì mà đi học Cao đẳng Dược, Điều Dưỡng, Xét nghiệm…. Điều này có thể khiến một số người cảm thấy thất vọng vì nó cho thấy các Trường Cao đẳng Y tế chưa sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và chưa dám tự tin vào năng lực cạnh tranh của Trường mình khi các Trường ĐH thực sự được tự chủ?

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội

Theo ý kiến của các chuyên gia Giáo dục thì nếu các Trường ĐH có thực quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng nhất của Trường như chỉ tiêu, tiêu chí tuyển sinh đầu vào, thu chi học phí sẽ giúp cho lộ trình “giảm” số lượng các Trường Cao đẳng và một số Trường Cao đẳng sẽ trở thành cơ sở hoặc phân hiệu của các Trường ĐH tự chủ có uy tín.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới