Trường Đại học Y Dược năm 2017 sẽ khó tuyển sinh?

Ai cũng cho rằng ngành y tế là ngành đặc thù với nhiều chính sách ưu đãi với cán bộ Y tế nhưng gần đây dư luận xã hội rất bất ngờ với việc hai Trường Đại học Y Dược danh tiếng lớn nhất cả nước là Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Tp HCM năm 2016 đã không tuyển đủ chỉ tiêu Bác sĩ như dự kiến tuyển sinh.

Trường Đại học Y Dược năm 2017 sẽ khó tuyển sinh?

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm kể từ khi thành lập Trường Đại học Y Hà Nội không tuyển đủ chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa và Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cũng đã phải hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung nguyện vọng 2 cho đủ hơn 400 chỉ tiêu mà đợt 1 chưa tuyển đủ. Bs Răng Hàm Mặt Dương Trường Giang tỏ ra ngạc nhiên khi Trường ĐH Y dược TP.HCM phải tuyển bổ sung đợt 2 cho ngành đào tạo “hot” như Răng Hàm Mặt.

Điều này đã khiến xã hội bất ngờ và đặt ra câu hỏi phải chăng nhân lực ngành Y tế Việt Nam đã bão hoà nên các thí sinh đã không còn “mặn mà” với các Trường Đại học Y Dược? Theo chuyên gia Y tế Giáo dục Lại Thị Hằng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nhiều bậc phụ huynh làm ngành Y không muốn cho con theo nghề y của mình vì “Thực tế vào Trường Đại học Y thì khó do điểm chuẩn cao sau đó thì học khổ, ra trường thì lương thấp, áp lực công việc quá lớn mà để kiếm được tiền thì tóc đã muối tiêu”.

Đã đến lúc thầy thuốc phải cúi chào người bệnh

Một cán bộ y tế ở quận Thanh Xuân – Hà Nội có em năm năm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia cũng chia sẻ: Vì mình công tác trong ngành y tế nên không bao giờ mình cho em gái xét tuyển vào ngành y. Chị than thở: Ngành Y trong chán ngoài thèm vì tưởng là nghề việc nhàn lương cao nhưng họ không biết rằng “khách tát tiếp viên hàng không bị cấm bay, phạt tiền còn nhân viên y tế bị bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân hành hung còn chịu thêm “thị phi” dư luận. Xem ra Bác sĩ học 6 năm vất vả còn không được trọng thị bằng mấy em tiếp viên hàng không. Chuyện gì sẽ đến với các Trường Đại học Y Dược năm 2017, Tuyển sinh nghề Y liệu có bị ế?

Chia sẻ về vấn đề tuyển sinh ngành y năm 2017, vị Chủ tịch HĐQT Bệnh viện YHCT Trường Giang cho biết, làm ngành y áp lực lớn, giờ giấc bất kể ngày đêm, sớm khuya, thậm chí còn nguy hiểm lây nhiễm bệnh khi phải tiếp xúc với các bệnh phẩm. Trong khi cán bộ y tế ra chạy chữa, chăm sóc người bệnh dù là khám chữa tự nguyện hay theo diện có bảo hiểm y tế thì một số người luôn tìm cách soi mói lỗi trong công việc nghề y để lên án. Thành ra, khiến cán bộ Y tế nào cũng mệt mỏi khi phải vừa làm công tác vừa lo đối phó với dư luận xã hội. Rồi sẽ đến lúc Trường Đại học Y Dược cũng khó tuyển sinh ngay cả với ngành Bác sĩ.

Chia sẻ về vấn đề tuyển sinh và đào tạo ngành y, Tiến sĩ y khoa Mai Mạnh Tuấn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Một trong những nguyên nhân mà cán bộ ngành y không muốn cho con cái theo nghề y là công việc ngành y vất vả, cường độ cao, áp lực xã hội lơn nhưng lương lại thấp và khó xin việc vào các cơ sở Y tế công lập. Có thạc sĩ y học lương chưa tới 7 triệu/tháng thì chỉ bằng lương công nhân lành nghề.

Thực hư ngành y khó kiếm việc làm?

Theo Giám đốc Trung tâm truyền thông và dịch vụ việc làm Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Một số sinh viên mới Cao đẳng Y Dược, thậm chí cả Bác sĩ mới ra trường đều ảo tưởng về bằng cấp nên bị các Nhà tuyển dụng từ chối. Thứ nhất Bác sĩ, Dược sĩ mới ra trường chưa có chứng chỉ hành nghề y dược, khám chữa bệnh nên các phòng khám cũng không muốn tuyển vì không đứng tên pháp nhân đăng ký hoạt động khám chữa bệnh được. Kinh nghiệm thực tế thì chưa có nên các cơ sở Y tế tư nhân yêu cầu phải học việc vài ba tháng có hỗ trợ sinh hoạt phí còn các cơ sở Y tế nhà nước thì bắt học việc không lương khoảng gần năm để đủ điều kiện xác nhận thời gian công tác để làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Sau khi có chứng chỉ thì cơ sở Y tế mới tuyển dụng chính thức và trả lương cho đúng năng lực Bác sĩ.

Học ngành Y phải vào đúng trường Y mới làm được việc

Đa phần sinh viên Trường Đại học Y Dược đều ảo tưởng, vác cái bằng Bác sĩ hay Dược sĩ đi thì các cơ sở Y tế sẽ trải thảm đỏ để đón tiếp nhưng họ nhầm. Vì theo quy định để hành nghề Dược đứng tên quầy thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược còn ngành y thì cũng phải có chứng chỉ hành nghề người ta mới tuyển dụng. Chưa có kinh nghiệm dù Bác sĩ cũng phải học việc và chỉ được hỗ trợ lương còn nghề y muốn kiếm được tiền thì tóc cũng phải muối tiêu. Lúc đó có kinh nghiệm thực tế nghề y và bằng cấp chuyên khoa mới mong kiếm được tiền ngoài giờ hành chính.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version