Tụt huyết áp khi mang thai nguy hiểm như thế nào đối với mẹ bầu?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì “Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch”.
- Thầy thuốc tư vấn cách tự xoa bóp dưỡng sinh tại nhà hiệu quả
- Thầy thuốc tư vấn cách sử dụng thuốc viên đạn để hạ sốt cho trẻ
- Huyết áp và nhịp tim bình thường của người lớn là bao nhiêu?
Tụt huyết áp rất nguy hiểm đối với mẹ bầu
Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân), huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Theo các bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur huyết áp của những người bình thường dao động từ khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Nếu trên 140/90mmHg được gọi là huyết áp cao, nếu huyết áp dưới 120/80mmHg thì được coi là huyết áp thấp. Muốn có một chỉ số huyết áp chính xác chỉ có một cách đó là phải đo huyết áp thường xuyên và đúng kỹ thuật. Đối với phụ nữ mang thai có hai bệnh lý rất nguy hiểm liên quan đến huyết áp đó là huyết áp cao và huyết áp thấp.
Tụt huyết áp có nguy hiểm đối với mẹ bầu không?
Hạ huyết áp thường xảy trong giai đoạn mang thai ba tháng đầu và ba tháng giữa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu sử dụng lượng máu của cơ thể mẹ tăng lên 50% so với lúc trước khi mang thai, nhưng lượng máu trong cơ thể của mẹ không đủ dẫn đến tình trạng máu không truyền đủ lên não.
Tụt huyết áp nhiều lần trong ngày có thể khiến mẹ mất con
Khi bị tụt huyết áp mẹ bầu sẽ có biều hiện chóng mặt, hoa mắt, choáng váng. Ngoài ra khi mang thai, các nội tiết tố thay đổi, tuyến giáp hoạt động kém hơn khiến lượng hormone giáp bị thiếu hụt cũng gây ra chứng huyết áp thấp. Một lý do nữa là yếu tố tâm lý, căng thẳng, lo lắng và stress cũng dễ khiến mẹ bầu mắc phải căn bệnh này. Những thai phụ kém ăn, gầy yếu, thiếu máu hay không bổ sung đủ vitamin B12 và axit folic sẽ có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn người khác.
Hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai tuy không phổ biến và nguy hiểm như cao huyết áp nhưng mẹ bầu sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt rất dễ ngã, từ đó dễ gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp có thể làm mẹ bầu bị ngất do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể, chính điều này làm cho thai nhi không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài sẽ dẫn đến thai nhi chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí là có thể lưu thai.
Mẹ bầu nên kiểm tra huyết áp thường xuyên
Nếu mẹ có tiền sử tụt huyết áp thường xuyên thì mẹ bầu tuyệt đối không nên thay đổi tư thế đột ngột, vì việc thay đổi tư thế đột ngột đặc biệt là việc đứng dậy đột ngột làm cho huyết áp giảm xuống bất ngờ, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai sẽ giúp các cơ được co giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.
“Tụt huyết áp ở mẹ bầu thường kèm theo biểu hiện của thiếu máu vì vậy các thai phụ nên đến các bệnh viện chuyên khoa làm các xét nghiệm xem mức độ thiếu máu đến đau để có biện pháp điều trị, tránh làm nguy hiểm đến thai nhi” các sinh viên Văn bằng hai Cao đẳng Xét nghiệm chia sẻ thêm.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn