Tụt huyết áp và những điều nên biết

Tụt huyết áp thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt ở các cơ quan như não, tim, thận.

Khi huyết áp tâm thu dưới mức 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg được coi là tụt huyết áp. Tụt huyết áp gây nguy hiểm do các cơ quan trong cơ thể không nhận được đủ máu cho việc duy trì hoạt động bình thường. Vì vậy, nắm vững các bước xử lý khi bị tụt huyết áp sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả những tổn thương ngoài ý muốn này. Chúng ta hãy cùng trò chuyện với các thầy cô trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để hiểu thêm về cách xử trí khi có người thân bị tụt huyết áp nhé!

Nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì?

Thầy Trần Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp, có thể kể đến như:

Triệu chứng của tụt huyết áp là gì?

Theo cô Nguyễn Minh Huệ  giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết khi bị tụt huyết áp thì người bệnh sẽ có biểu hiện một số triệu chứng như sau:

Cách sơ cứu bệnh nhân bị tụt huyết áp như thế nào?

Khi thấy người xung quanh mình bị tụt huyết áp nhanh chóng đặt bệnh nhân ngồi xuống hoặc tìm nơi thoáng mát cho bệnh nhân nằm đầu hơi thấp, nâng cao hai chân để máu kịp thời lưu thông về não. Nếu có máy đo huyết áp, hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp. Lưu ý không được bế xốc bệnh nhân, bế xốc sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn

Thực hiện sơ cứu: Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước (tương đương 480ml) để điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho, uống nước sâm, ăn chocolate…

Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp: Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh cần mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… khi cần thiết có thể sử dụng ngay.  Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mạn tính. Chẳng hạn: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,… Đối với nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, điều hòa huyết áp và hạn chế tái phát.

Để phòng ngừa tụt huyết áp thì nên chú ý điều gì?

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version