Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng bệnh truyền nhiễm đạt mức kỷ lục
Số trẻ sơ sinh trên thế giới được tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc công bố mới đây đạt mức kỷ lục đạt 85%.
- Đột phá phương pháp phòng và trị HIV/AIDS bằng công nghệ nano
- Nghiêm cấm lưu hành thực phẩm chứa than hoạt tính tại Mỹ
- Đình chỉ lưu hành thuốc chống dị ứng Unicet
Đã có khoảng 123 triệu trẻ, tương đương cứ 10 trẻ thì có 9 trẻ được tiêm phòng bệnh truyền nhiễm trong năm 2017. “Đây thật sự là con số đáng mừng khi sức khỏe của trẻ em trên thế giới ngày càng được quan tâm”, nickname Mai Nguyễn bày tỏ tâm trạng hạnh phúc trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam ngay khi thông tin được đăng tải.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2015, tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng bệnh truyền nhiễm như bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) đạt 85% (116,2 triệu trẻ). Tuy nhiên điều đáng nói, việc tăng thêm 4,6 triệu trẻ sơ sinh được tiêm chủng trên toàn thế giới trong năm 2017 so với năm 2010 chủ yếu do dân số toàn cầu tăng.
Một trong những Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc chính là có thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi bằng vắcxin phòng DTP3 và sởi. Thực tế cũng chứng minh 2 loại vắcxin này đã làm được điều đó, nhưng để có thể đạt mục tiêu tiêm chủng toàn cầu, WHO ước tính khoảng 76 triệu trẻ phải được tiêm đủ cả ba liều vắcxin phòng phế cầu khuẩn; 45 triệu trẻ được tiêm mũi thứ hai phòng sởi; 20 triệu trẻ em trên thế giới cần được tiêm vắcxin phòng DTP 3.
Các thống kê được các trang Tin tức mới nhất cập nhật cho thấy, trong gần 20 triệu trẻ sơ sinh không được tiêm chủng đầy đủ DTP3 thì có khoảng 5,6 triệu trẻ sống ở ba nước thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột là Afghanistan, Nigeria và Pakistan; gần 8 triệu trẻ (tương đương 40%) sống trong môi trường bất ổn hoặc cần được viện trợ nhân đạo. Trong năm 2017, 10 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng DTP3 dưới 50% gồm Angola, Guinea Xích đạo, Chad, Cộng hòa Trung Phi,Guinea, Nigeria, Syria, Somalia, Nam Sudan và Ukraine.
Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi trên toàn thế giới đã giảm 84%. Đã có 85% trẻ được tiêm mũi đầu và 67% được tiêm mũi thứ hai. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc có tới 45 triệu trẻ em cần được tiêm phòng mũi thứ hai.Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng trên toàn cầu đối với phế cầu khuẩn là 44%, trong khi rotavirus (gây tiêu chảy) mới chỉ đạt 28%.
Nhìn nhận về vấn đề này, không ít giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, đây là mục tiêu đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cần phải nỗ lực hơn nữa, đặc biệt đối với những quốc gia đang xảy ra tranh chấp, xung đột hoặc cần trợ giúp nhân đạo.
Đây cũng là vẫn đề mà WHO và UNICEF khuyến cáo trong bối cảnh dân số đang ngày một tăng, các nước trên thế giới cần củng cố hơn nữa hệ thống y tế, đưa thêm vắcxin mới vào chương trình tiêm chủng quốc gia, hoàn thành mục tiêu mọi trẻ em có thể tiếp cận với vắcxin và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin theo khuyến nghị.
Hiện WHO và UNICEF đang thực hiện kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận tiêm chủng thông qua việc tăng cường chất lượng, hướng tới các nguồn lực tốt hơn và đảm bảo những đối tượng dễ bị tổn thương (đặc biệt là trẻ em) có thể tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn