U máu ở trẻ sơ sinh là căn bệnh như thế nào?
U máu chiếm tỷ lệ 1.5 – 3%, trong đó, có 30% trường hợp trẻ mắc bệnh ở tháng đầu.Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên đưa bé đi sàng lọc sơ sinh để điều trị sớm.
- Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn những thực phẩm gì?
- Phòng tránh cước chân mùa Đông hiệu quả nhất
- Sơ cứu tại chỗ cho người bị sốc ma túy như thế nào?
U máu ở trẻ sơ sinh là căn bệnh như thế nào?
Theo đó, các chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã cung cấp thông tin cần thiết đến cho bạn về chứng u máu ở trẻ sơ sinh.
U máu ở trẻ sơ sinh là gì?
U máu là khối u bẩm sinh ở trẻ em mới sinh, là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu.U máu thường nổi lên như nốt ruồi son, lớn dần theo sự phát triển của trẻ thành từng mảng hồng đậm màu hoặc gồ lên thành mảng lớn.
U máu ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng đầu, mặt, cổ.
Phân loại u máu ở trẻ sơ sinh
U máu ở trẻ sơ sinh phân thành 2 dạng
- Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tuỳ trường hợp, và tiến triển cũng giống như loại u máu trẻ nhỏ.
- Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: u phát triển lớn dần ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn tại mãi không thoái hoá.
Triệu chứng bệnh u máu ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng bệnh u máu ở trẻ em được biểu hiện ở 3 cấp độ sau:
- Cấp độ thứ nhất là dạng nhẹ. Biểu hiện là những vết thay đổi màu sắc với các màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này đa phần chúng bằng phẳng như hình dạng cái bớt chứ ít tạo thành u, cục hay khối.
- Cấp độ thứ hai là dạng trung bình. Giai đoạn này thì u máu bắt đầu phát triển thành một khối u thực sự. Chúng có thể gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Chúng mang màu của máu trong khối u.
- Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng có biểu hiện kèm theo như sự chảy máu hoặc bị loét khi khối u bị vỡ ra hay biến chứng. Bên cạnh đó là những dấu hiệu đặc thù cơ quan mà tại đó khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.
Triệu chứng bệnh u máu ở trẻ sơ sinh
Chuyên mục mẹ và bé thông tin: Các u máu ở ngoài da khá dễ phát hiện, đôi khi có thể bị chẩn đoán nhầm với những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm. Nhưng với u máu trong sâu nội tạng thì cần phải có những xét nghiệm chuyên biệt. Ba xét nghiệm hay được phối hợp thêm để chẩn đoán là siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp công hưởng từ (MRI).
Điều trị bệnh u máu ở trẻ như thế nào?
U máu đa phần là lành tính và không cần điều trị đặc biệt thì tự khắc chúng sẽ teo đi và biến mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp u máu không nhỏ đi mà sẽ tồn tại như một khối u thực sự. Lúc này, Thầy thuốc tư vấn khuyên việc điều trị là cần thiết. Theo đó, cách điều trị bệnh u máu ở trẻ em sẽ tiến hành theo 3 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Phá hủy bưới bằng cách dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sang (laser) để đốt các tế bào u hoặc dùng dao mổ cắt bỏ u.
- Phương pháp 2: Kìm hãm sự phát triển của u bằng cách dùng thuốc corticoid ở cả 3 dạng bôi, uống hoặc tiêm, hóa trị.
- Phương pháp 3: Không can thiệp vào sự tiến triển của u máu mà đợi để u tự thoái triển rồi xử lý di chứng.
Tùy theo vị trí của diễn tiến của u máu ở trẻ sơ sinh mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, vì đây là khối u lành nên phải chú ý mục tiêu của điều trị thiên về tính thẩm mỹ hơn là việc phải phá bỏ u do sự lo sợ của người thân và bệnh nhi.
Nguồn ytevietnam.edu.vn