Ung thư Amiđan khẩu cái

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Ung thư amiđan khẩu cái là một trong những loaị ung thư vùng Tai-Mũi-Họng thường gặp ở Việt Nam. Bệnh chủ yếu của nam giới, độ tuổi 40 – 60, bao gồm các khối u thành hố amiđan cũng như trụ trước, trụ sau làm thành một bộ phận giải phẫu học của màn hầu. Trong nhiều trường hợp rất khó xác định điểm xuất phát, không rõ là từ amiđan hay là từ các thành hố amiđan vì chúng liên quan mật thiết với nhau.

Ung thư Amiđan khẩu cái

Dưới đây những triệu chứng và hướng điều trị ung thư amiđan khẩu cái, hy vọng mọi người sẽ tìm hiểu để có những thông tin hữu ích.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh

– Triệu chứng bắt đầu thường là nuốt khó hoặc cảm giác vướng ở một bên họng như có dị vật nhất là lúc nuốt nước bọt, đặc điểm là cảm giác này thường cố định ở một vị trí và một bên họng, sau đó vài tuần hoặc một vài tháng thì nuốt khó lúc ăn và dần dần nuốt đau, đặc biệt là đau nhói lên tai, một số bệnh  nhân khi khạc có đờm lẫn ít máu. Ở giai đoạn bắt đầu các triệu chứng rất kín đáo và trong thực tế người bệnh rất hiếm đến khám ở giai đoạn này. Giai đoạn này tiến triển rất lặng lẽ và kéo dài khá lâu đối với một số trường hợp.

– Ngoài ra có một số người bệnh khi đến khám thì như một viêm họng bán cấp hoặc như một viêm tấy amiđan và qua đợt dùng kháng sinh thì hiện tượng viêm giảm nhẹ, một số người bệnh khi đến khám chỉ vì nổi hạch cổ hoặc đôi khi do ngẫu nhiên khám sức khoẻ định kỳ mà phát hiện sờ thấy hạch. Vì vậy trước một người bệnh có biểu hiện nuốt vướng, nuốt khó một bên hoặc có hạch cổ thì phải khám kỹ và theo dõi để tránh chẩn đoán nhầm với một viêm họng cấp hay bán cấp thậm chí với một viêm họng mạn tính hoặc một loạn cảm họng.

Phương pháp điều trị tia xạ với khối u amiđan

– Thường dùng tia qua da. Tuỳ theo các nguồn năng lượng khác nhau và mục đích của việc điều trị, thường tia vào khối u nguyên phát và cả vùng hạch cổ. Nếu u amiđan thể tích trung bình (T2-T3) và hạch dưới cơ nhị thân cùng bên không lớn quá 3cm thường sử dụng tia trường giới hạn như sau:

+ Phía trên: Trên bình diện xương hàm ếch 1-1,5cm.

+ Phía dưới: ngang tầm xương móng hoặc hơi xuống thấp một ít nếu hạch hơi lớn.

+ Phía trước: ở phía trước bờ cành lên xương hàm dưới độ 1,5-2cm.

+ Phía sau: một đường song song với bờ trước đi qua bờ sau xương chũm.

– Tia đề phòng một mặt tia phía đối diện hạch cảnh, hạch vùng thần kinh cột sống trên và giữa, một mặt tia phía cổ dưới phía cùng bên. Nếu hạch dưới cơ nhị thân có thể sờ được hay không về phía u tiên phát thì ta vẫn phải tia luôn phần nửa dưới của dãy hạch cảnh và 1/3 dãy hạch cổ ngang.Các giới hạn của tia trường ở phần cổ dưới: phía trên ngang tầm bờ dưới xương móng, phía dưới là một đường thẳng góc với giới hạn phía trong đi qua ngay trên bờ trong xương đòn.

– Liều lượng tia: Đối với khối u thường tia từ 10Gy-12Gy trong 1 tuần (trung bình mỗi ngày 2Gy). Cách liều lượng tia thì do thầy thuốc chuyên khoa tia xạ quyết định tuỳ theo tình hình cụ thể của từng bệnh nhân, độ sâu của khối u, các hạch, kĩ thuật dùng 1 hoặc 2 tia trường đối xứng hoặc đồng quy. Tổng liều khoảng 70-75Gy trong 7-8 tuần đối với u amiđan và hạch. Khi lượng tia đã đạt 45Gy thì thu hẹp diện tích tia trường ở phía sau để tránh và bảo quản đoạn tuỷ sống ở đó không vượt quá 45Gy trong 4 tuần rưỡi. Kiểm tra lại hạch đã thu nhỏ lại còn nằm trong tia trường mới nữa không, nếu không thì phải tia phần sau bằng electron với lượng 10MeV. Electron thường dùng sau khi đã tia được 45Gy cần tia thêm 30Gy ở vùng u và hạch (năng lượng từ 10-20MeV) phải giảm liều tia ở phía mang tai đối diện. Đối với hạch cổ dưới thi tia dự phòng khoảng 45Gy tong 4 tuần rưỡi .

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới