Vắc xin thủy đậu và những trường hợp không được tiêm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã nhờ dược sĩ tư vấn, khi nào là thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể tiêm chủng vắc xin thủy đậu cho con. Theo ý kiến chuyên môn của dược sĩ, khi trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt hay bị nhiễm khuẩn cấp tính đều không được tiêm loại vắc xin này…

Bệnh nhân bị sốt không nên tiêm phòng thủy đậu
Bệnh nhân bị sốt không nên tiêm phòng thủy đậu

Bệnh thủy đậu là gì?

Người mắc bệnh thủy đậu do một loại siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra, bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp, các siêu vi này sẽ theo đường nước bọt, nước mũi bay ra ngoài rồi truyền tới bệnh nhân khác.

Bệnh thủy đậu thường là một bệnh khá lành tính, tuy bệnh chỉ nổi những mụn nước nhưng nếu không chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,… Những phụ nữ mắc bệnh thủy đậu rất dễ bị xảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi, do đó cần phải tiêm vắc xin phòng tránh thủy đậu.

Khi nào được tiêm vắc xin thủy đậu?

Để được tiêm vắc xin thủy đậu, tình trạng sức khỏe của cơ thể phải đạt ở mức tốt nhất. Tất cả những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa bao giờ tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh thủy đậu.

Trong trường hợp người tiêm vắc xin thủy đậu mắc các bệnh như sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, những người mắc phải hoặc thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, người bị mẫn cảm với thành phần của vắc xin, đặc biệt là phụ nữ mang thai đều không được tiêm loại vắc xin này.

Trong trường hợp, bé của bạn Mai chuẩn bị tiêm vắc xin thủy đậu, bé lại có dấu hiệu bị sốt, trường hợp này mẹ không nên cho bé tiêm phòng vắc xin thủy đậu mà hãy để cho bé khỏi sốt hoàn toàn, theo dõi bệnh tình của bé thêm từ 1 tới 2 ngày sau khỏi bệnh. Khi bé hoàn toàn hồi phục mẹ mới nên cho bé tới các cơ sở y tế để tiêm chủng vắc xin thủy đậu.

Cần cho trẻ tiêm phòng thủy đậu để tránh mắc căn bệnh này
Cần cho trẻ tiêm phòng thủy đậu để tránh mắc căn bệnh này

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một dạng lây lan , do đó để phòng tránh bệnh thủy đậu cần phải tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang mắc bệnh. Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo để bệnh thủy đậu không bùng phát thành dịch trong cộng đồng, người bệnh thủy đậu phải tuyệt đối ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác. Những trẻ nhỏ mắc bệnh, cần phải nghỉ ở nhà từ 7 – 10 ngày tới khi các nốt thủy đậu đóng vảy.

Cần phải cho con hay những người bệnh sử dụng những đồ dùng cá nhân riêng như: cốc, chén, khăn mặt, thìa, bát, đũa… Cần thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối hàng ngày, vệ sinh đồ vật và những nơi người bệnh ở hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, tránh lây lan bệnh cho người trong gia đình và những người xung quanh.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới